Giá sầu riêng 17/7: Sầu riêng Ri6 giá tăng mạnh, ngành chức năng khuyến cáo không trồng ồ ạt

Nguyễn Phương Thứ hai, ngày 17/07/2023 16:32 PM (GMT+7)
Giá sầu riêng hôm nay 17/7: Sầu riêng Ri6 hôm nay tăng mạnh, sầu riêng hàng đẹp lẫn hàng xô đều tăng giá từ 3.000-5.000 đồng/kg. Dù giá sầu riêng cao, ngành nông nghiệp nhiều tỉnh, thành phố vẫn khuyến cáo nông dân không chạy theo phong trào, không ồ ạt trồng sầu riêng...
Bình luận 0

Giá sầu riêng hôm nay 17/7: Sầu riêng Ri6 giá tăng mạnh 

Giá sầu riêng Thái, sầu riêng Ri6, sầu riêng Musangking, sầu riêng Chuồng Bò khu vực miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên hôm nay vẫn đứng ở mức cao. Riêng giá sầu riêng Ri6 hôm nay tăng khá mạnh, sầu riêng Ri6 hàng đẹp lẫn hàng xô đều tăng giá từ 3.000-5.000 đồng/kg so với hôm 16/7.

Cụ thể: Tại khu vực miền Tây Nam bộ, sầu riêng Musangking đẹp lựa có giá 57.000-60.000 đồng/kg. Sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 50.000-55.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; sầu riêng Ri6 xô có giá 40.000-45.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg. 

Sầu Thái hàng đẹp lựa có giá 75.000-80.000 đồng/kg, loại này giữ ổn định so với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 64.000-70.000 đồng/kg, không đổi so với hôm qua.

Tại khu vực miền Đông Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 48.000-54.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; sầu riêng Ri6 xô có giá 37.000-45.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg. Sầu Thái đẹp lựa có giá 73.000-80.000 đồng/kg, loại này giữ ổn định so với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 60.000-65.000 đồng/kg, không đổi so với hôm qua.

Tại khu vực Tây Nguyên, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 48.000-54.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; sầu riêng Ri6 xô có giá 37.000-45.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg. 

Sầu Thái đẹp lựa có giá 73.000-80.000 đồng/kg, loại này giữ ổn định so với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 60.000-65.000 đồng/kg, không đổi so với hôm qua. Sầu riêng Musangking đẹp lựa có giá từ 130.000-150.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng 17/7: Giá sầu riêng Ri6 tăng mạnh - Ảnh 1.

Thực tế, giá sầu riêng năm 2023 cao hơn 2022 khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg. Thu nhập đối với 1 ha trồng sầu riêng đạt khoảng 800 - 900 triệu đồng/ha.

Dưới đây là bảng giá sầu riêng tham khảo được thương lái thu mua tại vườn ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 17/7. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.

Giá sầu riêng 17/7: Giá sầu riêng Ri6 tăng mạnh - Ảnh 2.

Giá sầu riêng 17/7: Giá sầu riêng Ri6 tăng mạnh

Giá sầu riêng 17/7: Giá sầu riêng Ri6 tăng mạnh - Ảnh 3.

Giá sầu riêng 17/7: Giá sầu riêng Ri6 tăng mạnh

Giá sầu riêng 17/7: Giá sầu riêng Ri6 tăng mạnh - Ảnh 4.

Giá sầu riêng 17/7: Giá sầu riêng Ri6 tăng mạnh

Nhu cầu sầu riêng ở Trung Quốc đang quá lớn!

Trao đổi với phóng viên Dân Việt ngày 17/7, ông Vũ Đức Côn-Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đắk Lắk, Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk cho biết, giá sầu riêng trong nước tăng cao đang làm cho các đơn vị xuất khẩu lo lắng. 

Ông Côn cho biết, giá sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hiện không quá cao, chỉ vào khoảng 120.000-130.000 đồng/kg, mức giá này cũng không biến động nhiều. Trong khi đó giá sầu riêng trong nước lại tăng mạnh và liên tục biến động lớn. 

Với giá sầu riêng tại vườn như hiện nay, cộng các chi phí, sầu riêng có giá thành thậm chí còn cao hơn cả giá sầu xuất sang Trung Quốc, rất khó xuất đi được.

Nguyên nhân giá sầu riêng trong nước liên tục tăng cao, theo lý giải của ông Côn, là do nhu cầu sầu riêng của Trung Quốc đang quá lớn, nguồn cung từ Việt Nam và các nước xuất khẩu sầu riêng khác đều chưa đáp ứng đủ. 

Chưa kể, có quá nhiều người đổ xô đi mua sầu riêng khiến cho giá cả thị trường bị "đội" lên. "Lượng sầu riêng tới đây sẽ ngày càng ít nữa do các nước hết mùa. Chúng tôi đang dự báo, giá sầu riêng của ta còn biến động đi lên nữa, các đơn vị xuất khẩu cần phải tính toán để đảm bảo hàng xuất"-ông Côn nói.

Theo lãnh đạo Sở NNPTNT Đắk Lắk, trong lúc giá sầu ở thế "nước sôi lửa bỏng" như hiện nay, cần phải kiểm soát chặt hơn nữa các trung gian thu mua sầu riêng để ổn định giá cả đảm bảo có lợi cho nông dân song doanh nghiệp cũng phải thu mua với giá có thể xuất khẩu được; chất lượng sầu riêng xuất khẩu cũng phải được kiểm soát chặt. 

"Chúng tôi đang kiến nghị Bộ NNPTNT cho phép địa phương được mời kiểm dịch về kiểm dịch sầu riêng ngay tại Đắk Lắk rồi doanh nghiệp xuất khẩu đưa thẳng hàng đã kiểm dịch lên cửa khẩu xuất sang Trung Quốc để giảm giá thành sản phẩm trong bối cảnh giá sầu tại vườn tăng cao như hiện nay"-ông Côn nói.

Tại Đắk Lắk, tổng diện tích sầu riêng của tỉnh là gần 22.500ha, sản lượng đạt 188.000 tấn. Toàn tỉnh đã được cấp 49 mã vùng trồng với diện tích gần 2.000ha và 17 cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu chính ngạch. Nếu có vấn đề về mã vùng trồng và chất lượng mà thị trường không chấp nhận sẽ rất nguy hiểm.

Thực tế, giá sầu riêng năm nay cao hơn năm trước khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg. Thu nhập đối với 1 ha sầu riêng khoảng 800 - 900 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, không chỉ Đắk Lắk, ngành nông nghiệp nhiều nơi vẫn khuyến cáo người dân không nên chạy theo phong trào, ồ ạt trồng sầu riêng vì đây là cây trồng đòi hỏi chuyên môn cao trong tất cả các khâu từ trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Sầu riêng rất nhạy cảm với thời tiết, sâu bệnh, việc điều trị khi bị nhiễm bệnh rất khó và chi phí rất cao.

Được biết, sầu riêng - loại trái cây được thị trường Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng, 6 tháng đầu năm nay giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam ước đạt 700 - 800 triệu USD, trong bối cảnh chịu sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Philippines.

Dự báo từ tháng 8, 9 trở đi, sầu riêng Thái Lan, Philippines sẽ vào cuối vụ, sản lượng sẽ ít đi. Trong khi đó, sầu riêng của Việt Nam ở khu vực Tây Nguyên với diện tích, sản lượng lớn nhất nằm ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai sẽ bắt đầu vào vụ thu hoạch và kéo dài đến đầu năm 2024. Đây sẽ là lợi thế để sầu riêng Việt Nam vào thị trường Trung Quốc có giá cao hơn thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên, nhiều địa phương lo lắng về vấn đề chất lượng sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc hiện nay. Bởi giá sầu riêng tăng cao, hàng khan hiếm, một số nhà vườn đang chạy theo lợi nhuận, ép vựa mua cả hàng xấu, cắt hàng non (có lợi về cân nặng) chứ không có sự chọn lọc. 

Trong khi thương lái thiếu hàng chấp nhận gom mua tất cả các loại sầu riêng mà không phân biệt chất lượng. Điều này sẽ gây hại cho trái sầu riêng xuất sang Trung Quốc sau bao năm nỗ lực để thị trường này chấp nhận mở cửa cho sầu riêng Việt.

Giá sầu riêng 17/7: Giá sầu riêng Ri6 tăng mạnh - Ảnh 5.

Giá sầu riêng hôm nay 17/7: Giá sầu riêng hôm nay tăng khá mạnh, sầu riêng Ri6 hàng đẹp lẫn hàng xô đều tăng giá từ 3.000-5.000 đồng/kg.

Theo Đề án “Phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NNPTNT) thực hiện, định hướng quy hoạch diện tích sầu riêng của cả nước đến năm 2030 ở mức 75.000ha.

Tuy nhiên, hiện nay diện tích sầu riêng của cả nước đã lên 110.000ha và vẫn có khả năng tăng trong thời gian tới. 

Diện tích sầu riêng bị nhện đỏ và bọ trĩ gây hại có dấu hiệu tăng

Đáng chú ý, diện tích sầu riêng bị bị nhện đỏ và bọ trĩ gây hại ngày một tăng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng, mẫu mã sầu riêng, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Nhện đỏ và bọ trĩ còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của cây sầu riêng, khiến nhà vườn rất lo lắng.

Thế nên, nhằm hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, tạo ra các sản phẩm nông sản chất lượng cao, có giá trị, an toàn đối với sức khỏe con người và bảo vệ môi trường, Bộ NNPTNT đưa ra mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học đăng ký lên 30%. Tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV sinh học đạt 20%. Để hoàn thành mục tiêu, ngành nông nghiệp cần nỗ lực đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học...

Theo Bộ NNPTNT, danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện có 1084 hoạt chất với 4021 tên thương phẩm, trong đó thuốc BVTV sinh học mới chỉ có 231 hoạt chất với 721 tên thương phẩm, chiếm 18% tổng các thuốc BVTV trong danh mục. 

Các loại thuốc BVTV sinh học đã được đăng ký chủ yếu bao gồm ba loại: thuốc BVTV vi sinh vật, thuốc BVTV nguồn gốc tự nhiên, chiết xuất từ thảo mộc, Thuốc BVTV thuộc nhóm hóa sinh. Đối tượng sinh vật gây hại được đăng ký phòng trừ nhiều nhất là sâu tơ sau đó đến nhện đỏ và bọ trĩ hại cây trồng.

Hiện nay, một số công nghệ sản xuất thuốc BVTV sinh học phổ biến trên thế giới đã được đăng ký và ứng dụng tại Việt Nam như: Thuốc BVTV sinh học nano, Chitosan, sản xuất chế phẩm virus nhân đa diện NPV, sản xuất chế phẩm vi sinh, sản xuất chế phẩm nấm đối kháng, thuốc sinh học sản xuất chiết xuất từ thảo mộc.

Thuốc bảo vệ thực vật sinh học sẽ giúp nông dân quản lý tốt đối tượng nhện đỏ và bọ trĩ gây hại cây sầu riêng, giúp vườn sầu riêng cho năng suất chất lượng cao và an toàn cho sản phẩm. Đồng thời, thuốc bảo vệ thực vật sinh học giúp vườn sầu riêng sinh trưởng xanh tốt, phát triển bền vững, cho sản phẩm sạch, đủ điều kiện để xuất khẩu.






Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem