Giúp nhau trồng mai chiếu thủy, ai cũng khấm khá

Cao Nguyên Thứ bảy, ngày 10/03/2018 13:00 PM (GMT+7)
Hội Sinh vật cảnh xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) chủ yếu gắn bó với cây kiểng mai chiếu thủy vừa tạo thú vui tao nhã, vừa giúp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần tạo nên thương hiệu đặc trưng cho xứ Gò.
Bình luận 0

Hội Sinh vật cảnh xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) chủ yếu gắn bó với cây kiểng mai chiếu thủy vừa tạo thú vui tao nhã, vừa giúp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần tạo nên thương hiệu đặc trưng cho xứ Gò.

Những cây mai chiếu Thuỷ hay còn gọi mai nu tại xã Thạnh Nhựt đã tồn tại hàng trăm năm nay. Tuỳ theo từng loại cây kiểng mà mỗi nghệ nhân đã thổi hồn cho tác phẩm của mình mang một ý nghĩa riêng. Hội sinh vật cảnh xã Thạnh Nhựt có 75 hội viên với hơn 1.300 cặp kiểng mai nu đạt kỹ thuật, thành hình và hơn 40.000 gốc mai nu nguyên liệu đang được trồng.

img

Những cây kiểng gắn với chủ đề học tập và làm theo lời Bác. Ảnh: C.N

Theo các nghệ nhân chuyên trồng mai nu tại xã Thạnh Nhựt, từ những cây kiểng nguyên liệu, sau 3-5 năm, người trồng tiến hành vô chậu, chỉnh sửa, tạo dáng. Khi cây ở giai đoạn nguyên liệu, người trồng định kỳ cắt, uốn thân để tạo hình siêu phong bán nguyệt. Tùy nhu cầu, muốn tạo hình cho cây lớn hay nhỏ, có thể chia nhiều lần uốn nhưng cuối cùng phải đảm bảo nguyên tắc ngọn cây chiếu thẳng xuống trùng với gốc nhằm thể hiện triết lý “lá rụng về cội” mới đạt yêu cầu. Để có thể chỉnh sửa, tạo hình cho mai, người trồng phải có nhiều kinh nghiệm hoặc thuê nghệ nhân thực hiện.

Hầu hết người dân tại xã Thạnh Nhựt nói chung, thành viên Hội Sinh vật cảnh xã nói riêng trồng mai nu lúc đầu chỉ là thú vui tao nhã, theo những thế dáng truyền thống. Nhưng với niềm đam mê, óc sáng tạo, những nghệ nhân khéo léo này đã biết đưa việc học tập và làm theo lời Bác vào từng cây kiểng, tạo những thế kiểng mang ý nghĩa riêng gắn với lời dạy của Bác như: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; hình ngôi sao, búa liềm cũng được tạo hình độc đáo.

Ông Lê Văn Lập - thành viên Hội Sinh vật cảnh xã Thạnh Nhựt chia sẻ: “Mai nu đơn thuần với những kiểu dáng thông thường thì chỉ là kiểng để chơi, thưởng ngoạn, thỏa mãn đam mê. Chúng tôi không muốn dừng lại ở đó mà sáng tác ra những kiểu dáng gắn với việc làm theo lời Bác dạy, để việc học tập và làm theo lời Bác có sức lan tỏa, mà cây kiểng cổ cũng có thêm giá trị độc đáo không lẫn vào đâu được”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem