Gợi ý cách làm mâm lễ cũng Tất niên Tết Canh Tý 2020 đúng chuẩn

P.V (Tổng hợp) Thứ năm, ngày 23/01/2020 09:00 AM (GMT+7)
Cúng tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết Canh Tý 2020.
Bình luận 0

Những món đồ cúng tất niên gồm có: trái cây, hoa, nhang, rồng phụng, đèn cầy, gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, giấy tiền vàng mã, bánh kẹo, trầu cau, chè, xôi, cháo trắng, tam sên, gà ta, heo sữa quay, bánh bao, bánh chưng, bánh tét, chả lụa, bình hoa.

img

Gợi ý mâm cúng tất niên chuẩn tết Canh tý. Ảnh IT.

Mâm cơm cúng tất niên mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Cách bài trí mâm cúng tất niên thì phải được chuẩn bị sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên. Về mâm cỗ cúng thì có thể là cúng mặn hoặc cúng chay, đầy đủ các món ăn được nấu ngon, trình bày trang nghiêm lên bàn thờ. Về cúng mặn thì thường có thêm gà trống và đĩa xôi.

Mỗi miền của đất nước sẽ có những cách bày trí mâm tất niên khác nhau. Tại miền Bắc, mâm cúng tất niên gồm những món như bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc. Đĩa gồm đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt đông, đĩa thịt gà luộc đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.

img

Mâm cơm cúng tất niên mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Ảnh IT.

Mâm cúng tất niên miền Trung gồm có: bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram.

Mâm cúng tất niên miền Nam gồm: bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.

img

Thông thường, lễ cúng tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm - tức ngày 30 tháng Chạp (năm đủ) và 29 tháng Chạp (năm thiếu).

Nghi lễ cúng tất niên là việc làm không thể thiếu trong văn hóa người Việt. Việc chuẩn bị lễ vật cúng, mâm cỗ cúng cũng không cần quá cầu kỳ, tốn kém chỉ cần có lòng thành là đủ. Tuy nhiên cũng không nên quá sơ sài trong việc chuẩn bị lễ cúng tất niên cuối năm này. 

Thông thường, lễ cúng tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm - tức ngày 30 tháng Chạp (năm đủ) và 29 tháng Chạp (năm thiếu).

Trong tháng Chạp năm Kỷ Hợi, có 1 số ngày tốt có để làm lễ cúng lễ Tất niên gồm: Ngày 28 tháng Chạp (tức 22/1/2020 dương lịch), ngày 29 tháng Chạp (tức ngày 23/1/2020 dương lịch), ngày 30 tháng Chạp (tức ngày 24/1/2020 dương lịch).

Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình mà các gia đình chọn ngày cúng khác nhau, lễ cúng chỉ cần chuẩn bị tươm tất, có lòng thành tâm, bày tỏ sự tri ân đất trời, Phật thánh, thần linh, tổ tiên ông bà, người đã khuất, đã phù hộ gia đạo bình an trong một năm qua là được.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem