GS Nguyễn Lân Dũng: Doanh nhân, nhà khoa học có vai trò giúp đỡ nông nghiệp, nông dân...

Thanh Tùng Thứ bảy, ngày 15/10/2022 11:43 AM (GMT+7)
Đó là chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng với Dân Việt về vai trò, trách nhiệm đóng của doanh nhân và người làm khoa học đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và cộng đồng. Theo đánh giá của Giáo sư, mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần chú trọng nguyên tắc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bình luận 0

Doanh nhân, doanh nghiệp cần xây dựng cầu nối với các nhà khoa học

Nhân ngày doanh nhân Việt Nam (13/10), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng đã có cuộc trò chuyện cùng Dân Việt về những đóng góp của những doanh nhân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước, giúp đời sống cộng đồng nói chung và cuộc sống người nông dân ngày một phát triển hơn.

Theo chia sẻ của G.S Nguyễn Lân Dũng: "Ngày 13/10 là một ngày vô cùng ý nghĩa dành cho tất cả các doanh nhân Việt Nam. Bản thân tôi là những nhà khoa học. Thực ra các nhà khoa học được nghiên cứu nhiều lắm, hàng năm có bao nhiêu đề tài tổng kết nhưng để đưa các đề tài này ra thực tiễn là điều rất khó. Do đó, nếu không có các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào các trình nghiên cứu thì chúng tôi khó lòng thực hiện được các đề tài, dự án nghiên cứu tâm huyết của mình.

G.S Nguyễn Lân Dũng: “Vai trò của doanh nhân, các nhà khoa học là phải giúp đỡ nông nghiệp, nông dân và cộng đồng” - Ảnh 1.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng (bên phải) chia sẻ về mối quan hệ gắn kết giữa doanh nhân Việt Nam với nông nghiệp, nông dân và cộng đồng. Ảnh: Thanh Tùng.

Trong thời gian qua, tôi đã có những công trình nghiên cứu mới nhất về cấu trúc, phương thức sản xuất tảo xoắn của Nhật Bản. Quả thực, nếu không có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển, cung cấp và mang về các thùng tảo để nghiên cứu thì tôi khó lòng có cơ hội tiếp cận với đề tài này.

Sau thời gian nghiên cứu, tôi đã cố gắng đưa được vào sản xuất thử. Phải nói rằng đây là những cố gắng rất là lớn của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Việc sản xuất sản phẩm thử nghiệm ở quy mô nhỏ giúp ta thấy được hiệu quả, tình khả thi khi áp dụng mô hình sản xuất ở quy mô lớn.

Việc các doanh nghiệp chịu đầu tư mạo hiểm vào các dự án dân sinh với nguồn vốn lớn là điều đáng được hoan nghênh. Bởi lẽ, từ những hoạt động này, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ có bước phát triển vượt bậc, tạo sinh kế mới cho người nông dân. Từ đó mang lại hiệu quả cao cho nền nông nghiệp nước nhà.

Thời gian qua, chúng tôi đã có sự kết hợp với đơn vị doanh nghiệp là tập đoàn Đại Việt trong quá trình cùng nhau nghiên cứu, thử nghiệm và tìm ra phương pháp nuôi trồng cây tảo xoắn của Nhật Bản ở quy mô đại trà. Có thể nói, đây là hoạt động có ý nghĩa lớn về mặt quốc tế dân sinh.

Hiện nay, chúng ta đều biết rằng Việt Nam là một thị trường rộng lớn với dân số cả trăm triệu dân. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng có khả năng sử dụng tảo Nhật nhập khẩu. Bởi lẽ, giá thành của sản phẩm này rất cao. Trong khi đó, chúng ta có thể tạo ra giống tảo của riêng mình cùng một chủng loại và cùng một quy trình sản xuất. Tuy nhiên, tảo xoắn được nuôi trồng tại Việt Nam sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều so với sản phẩm nhập khẩu".

Cũng theo chia sẻ của G.S Nguyễn Lân Dũng, thông qua công trình nghiên cứu của mình, các doanh nhân sẽ dám tin tưởng vào khả năng của các nhà khoa học Việt Nam. Từ đó, các doanh nhân sẽ sẵn sàng chung tay, hỗ trợ cho các nhà khoa học đưa các đề tài nghiên cứu ra thực tiễn. Từ đó tạo ra giá trị cho nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp cả nước nói riêng.

"Doanh nhân phải yêu nông nghiệp, yêu nhân dân và làm ra các sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng"

Lấy ví dụ từ câu chuyện nhập khẩu thuốc trừ sâu, G.S Nguyễn Lân Dũng cho rằng: "Hiện nay, nền nông nghiệp của Việt Nam đang phải nhập khẩu hàng trăm tấn thuốc trừ sâu mỗi năm. Đây là số lượng quá lớn, khiến cho bà con nông dân phải chịu thêm chi phí lớn trong quá trình sản xuất. Do dó, nền nông nghiệp Việt Nam rất cần những doanh nghiệp dám đầu tư, sản xuất ra, để phục vụ chính người nông dân của mình.

Các hoạt động này chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ hết mình của các nhà khoa học trong nước. Đồng thời, việc các doanh nhân gắn bó với các nhà khoa học sẽ tạo được liên kết trong xã hội. Qua đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn với khoa học, tìm hiểu các thành tựu và đưa ra sản xuất lớn, tạo cái điều kiện để nhân dân được hưởng.

Chia sẻ thêm về công trình nghiên cứu mới nhất của mình, G.S Nguyễn Lân Dũng: cho biết: "Đó là sản phẩm công nghệ sinh học và từ một chủng vi sinh vật là tảo Nhật. Do đó, việc sản xuất và nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn. Nếu như không quyết tâm làm thì không làm được. Hiện nay, tại Việt Nam đã có hai nhà máy lớn đi vào sản xuất đại trà sản phẩm này.

Việc phát triển các nhà máy tại nhiều địa phương sẽ tạo nên một sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn. Giúp cho cộng đồng có thêm lựa chọn về những thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe".

Đánh giá về vai trò, trách nhiệm của người doanh nhân hiện nay, G.S Nguyễn Lân Dũng khẳng định rằng: Trước hết doanh nhân phải là những người yêu nước. Tức doanh nhân phải yêu nông nghiệp, yêu nhân dân và làm ra các sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng.

Đó có thể là thực phẩm, là thuốc hay các sản phẩm bổ sung… Tuy nhiên tất cả đều phải vì sức khỏe, lợi ích của người dân.

Hiện nay, đa số nông dân Việt Nam còn nghèo đói, khó khăn. Do đó, việc tiếp cận với các sản phẩm chất lượng là điều rất xa xỉ. Vậy nên, chúng ta phải làm thế nào để tạo ra những sản phẩm vừa rẻ tiền, vừa có hiệu quả thì nhân dân mới có thể tiếp cận được.

G.S Nguyễn Lân Dũng: “Vai trò của doanh nhân, các nhà khoa học là phải giúp đỡ nông nghiệp, nông dân và cộng đồng” - Ảnh 3.

Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, doanh nhân Việt Nam phải là những người yêu nông nghiệp, yêu nhân dân và làm ra các sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng. Ảnh: Thanh Tùng.

Tôi từng là Chủ nhiệm chương trình tự nguyện tiến bộ của Hội nông dân nên tôi hay đến với nông dân và hiểu rõ nông dân. Họ rất mong muốn thoát nghèo nhưng lại không biết làm sao để thoát nghèo. Vậy nên khi doanh nghiệp nghĩ đến nông dân và cùng nhau giúp nông sản xuất để thoát nghèo thì sẽ là điều rất ý nghĩa. Điều này sẽ góp phần giải quyết bài toán kinh tế, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho sức khỏe cộng đồng".

Chia sẻ về quá trình đồng hành, hỗ trợ và phát triển nông nghiệp Việt Nam với sản phẩm tảo xoắn Nhật Bản, ông Nguyễn Xuân Diệu – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đại Việt cho biết: "Trong thời gian quan, chúng tôi hết sức quan tâm đến lĩnh vực khoa học và tập đoàn đã xây dựng một Viện khoa học, Viện nghiên cứu công nghệ để tập hợp các nhà khoa học hàng đầu và nghiên cứu để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và các nguồn dược liệu quý hiếm để tạo ra những sản phẩm phù hợp.

Đối với sản phẩm tảo thì quy trình sản xuất sẽ không phải là nuôi theo cách của nông dân mà phải xây dựng hệ thống, khu nuôi trồng ở trong nhà kính và các bể cũng như ống bằng kính để nuôi trồng tảo.

Chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác với người nông dân và các đối tác để đầu tư và hợp tác cùng những đơn đủ năng lực để sản xuất tạo nên một sản phẩm nông nghiệp an toàn, mang lại hiệu quả cao, góp phần xây dựng, tạo vị thế, hình ảnh cho nền nông nghiệp Việt Nam trên thị trường toàn cầu".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem