Hà Nam: Chính quyền có cách gì hay mà nhà nào ở đây cũng phân loại rác cụ thể, bỏ đúng nơi quy định?

Võ Hồng Nhân Thứ sáu, ngày 16/04/2021 13:53 PM (GMT+7)
Với nhiều cách làm đặc biệt, hay và hiệu quả về bảo vệ môi trường, xã Liêm Phong và Thanh Nguyên (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) vừa được UBND tỉnh Hà Nam công nhận “Xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu” năm 2020.
Bình luận 0

Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam ban hành quyết định số 474/ QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2020, gồm: xã Liêm Phong và Thanh Nguyên (huyện Thanh Liêm).

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 1.

Lối đi vào xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.

Người dân tự phân loại rác, làm sạch đẹp môi trường hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu

Sáng thứ 4 hàng tuần, bà Lê Thị Bình (71 tuổi, thôn Yên Thống, Liêm Phong) kiểm tra kĩ, phân loại từng túi rác rồi mang ra đầu ngõ chờ đội thu gom rác của xã mang đi.

Tuổi đã cao, nhưng việc phân loại rác với bà Bình nhiều năm nay đã thành thói quen. Từ khi có chương trình xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu, người dân Yên Thống nói riêng, Liêm Phong nói chung nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 2.

Cổng làng Yên Thống được xây dựng to đẹp, xung quanh đường làng ngõ xóm xanh sạch.

"Ngày xưa, nếp sống cũ, cứ đổ gom lẫn lộn các loại rác, nhưng sau khi được chính quyền hướng dẫn, việc phân loại rác không khó như tôi nghĩ. Cứ vỏ cam, quýt, rau thừa tôi bỏ gốc cây để thêm dinh dưỡng. Túi bóng, rác thải có hại tôi phân ra riêng, gói gém cận thận để bỏ đi", vừa nói bà Bình liên tục huơ tay chỉ về phía điểm tập kết rác trước ngõ.

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 3.

Rác sinh hoạt được người dân phân loại rõ ràng.

Liêm Phong giờ đây diện mạo nông thôn ở bản thay đổi rõ rệt, nhiều ngôi nhà xây mới khang trang nối san sát nhau. Ấn tượng hơn cả là việc đường hoa cây cỏ xanh, đẹp và rất sạch sẽ.

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 4.

Đường làng, ngõ xóm tại Liêm Phong không còn cảnh rác thải như nhiều năm trước.

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 5.

Sắc hoa trên các tuyến đường Liêm Phong.

Những tuyến đường liên thôn, liên xóm đều được bê tông kiên cố. Bồn hoa, đèn cao áp được xây dựng tạo nên cảnh quan ấn tượng cho đường làng ngõ xóm nơi đây, tất cả làm thay đổi diện mạo làng quê.

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 6.

Đường hoa thường xuyên có người chăm sóc, cắt tỉa để giữ được cảnh quan.

Trên địa bàn xã Liêm Phong có 14/17 tuyến đường đã được trồng hoa, cây cảnh và có rãnh thoát nước toàn tuyến đạt 82 %. UBND xã Liêm Phong đã triển khai trồng được 14.516 m 2 hoa các loại, 743 bồn hoa điểm nhấn như hoa giấy, cau lùn, tùng trên 15 tuyến đường xã, thôn. 100% tuyến đường có rãnh thoát nước.

Trong năm 2019-2020 UBND xã cũng đã vận động nhân dân trong toàn xã với gần 1000 hộ tham gia chỉnh trang khuôn viên, như xây trát lại cổng và tường rào, cải tạo vườn tạp.

Ông Bùi Tiến Bộ (Trưởng thôn Nguyễn Trung) bảo: "Người dân xã tôi hiến đất, ủng hộ nhiều lắm. Có nhà hiến cả trăm mét đất vườn, mở rộng đường làng ngõ xóm. Thời gian đầu nhiều người còn hoài nghi về việc ngõ xóm xanh, sạch đẹp, chẳng ai tin từ đường đất, nhiều rác thải lại có như ngày hôm nay.

Chúng tôi vận động, rồi chính quyền cấp trên ủng hộ về vật chất và cả tinh thần, cứ thế làm và làm, giờ đây nhìn quê hương thế này, tôi rất tự hào".

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 8.

Bùi Tiến Bộ (Trưởng thôn Nguyễn Trung) phấn khởi với bộ diện mạo làng quê mình.

Theo ông Bộ, việc làm được nhất của Liêm Phong là nâng cao ý thức người dân trong việc phân loại rác, bảo vệ môi trường.

"Người dân Liêm Phong bây giờ nhà nào cũng thế, tự phân loại rác, cái nào tái chế được thì dùng ngày, cái nào không được thì bỏ ra để chính quyền họ vận chuyển và xử lý. Chú nhìn xem đường làng làm gì có túi ni lông nào đâu.

Rồi nhà văn hóa, khu sinh hoạt cộng đồng chúng tôi xây bài bản lắm, có ghế đá, sân chơi cho dân làng, từ đấy phong trảo thể dục thể thao, nếp sống văn hóa in hằn trong từng người, từng ngôi nhà, từng con ngõ", ông Bộ kể.

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 9.

Nhà văn hóa thôn Nguyễn Trung (Liêm Phong, Thanh Liêm)

Xử lý chất thải nguy hại khoa học

Không kém Liêm Phong, chính quyền xã Thanh Nguyên cũng vào cuộc sát sao trong việc bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.

Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch UBND xã Thanh Nguyên cho biết: "Tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện nhất trong bộ tiêu chí nông thôn mới. Trong những năm qua nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, coi đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Hà Nam: Chính quyền nơi đây làm gì mà từng nhà, từng người dân phân loại rác cụ thể, bỏ đúng chỗ quy định - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch UBND xã Thanh Nguyên.

Xã đã huy động sự tham gia của các bên liên quan vào công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ môi trường.

Ngoài việc đường hoa, cây cảnh, ở chúng tôi chú trọng nhiều việc xử lý chất thải nguy hại từ các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật người dân sử dụng".

Theo vị Chủ tịch xã, chất thải rắn nguy hại trên đồng ruộng (vỏ bao thuốc BVTV, chai lọ...) phát sinh hàng năm khoảng 1 tấn.

Theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 quy định tối thiểu phải có 1 bể chứa trên diện tích 3 ha đất canh tác cây trồng hàng năm hoặc 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

"Năm 2020 UBND xã đã đầu tư lắp đặt bổ sung mới 100/143 bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chai lọ đựng thuốc trừ sâu và chỉ đạo 2 HTXDVNN bố trí các bể thu gom ở các vị trí phù hợp trên các cánh đồng và tuyên truyền hướng dẫn các hộ dân bỏ vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào bể, không vứt bừa bãi ra mương máng, đồng ruộng.

Cùng với đó Hội nông dân xã thành lập tổ thu gom( 50 thành viên hội) theo từng Chi hội thôn, từng vùng, hàng vụ tổ chức thu gom về các bể chứa bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, mỗi vụ 2 lần sau thời điểm bà con phun thuốc cho cây lúa chiêm và mùa lượng thu gom đạt 99%  (990 kg/1tấn/2 vụ)", vị Chủ tịch xã nói.

Hà Nam: Chính quyền nơi đây làm gì mà từng nhà, từng người dân phân loại rác cụ thể, bỏ đúng chỗ quy định - Ảnh 12.

Đồng ruộng tại Thanh Nguyên sạch bóng thuốc bảo vệ thực vật.

Theo ông Thắng, UBND xã đã ký hợp đồng với công ty cổ phần Môi trường công nghệ cao Hòa Bình có chức năng thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV tại vị trí các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Từ đó sản xuất nông nghiệp đang từng bước hướng đến sản xuất nông nghiệp khoa học, sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bà Nguyễn Thị Tấm (60 tuổi, trú tại thôn thôn Mai Cầu, xã Thanh Nguyên) chưa hết tự hào và phấn khởi khi thấy quê hương thay đổi từng ngày.

"Mới ngày nào đường ổ gà, ổ voi, toàn rác thải, túi bóng, mà giờ đây hoa nở quanh năm, nhìn đâu cũng thấy vui tươi, sạch đẹp.

Hà Nam: Chính quyền nơi đây làm gì mà từng nhà, từng người dân phân loại rác cụ thể, bỏ đúng chỗ quy định - Ảnh 13.

Cả Liêm Phong và Thanh Nguyên đều đăng kí nổi trội là môi trường, nên việc xuất hiện các thùng chứa bảo vệ thực vật giúp người dân bỏ rác thải nguy hại này đúng nơi đúng chỗ.

Đồng thời việc thuốc bảo vệ thực vật được xử lý gọn gàng, khoa học giúp chúng yên tâm sản xuất.

Cũng nhờ sự hỗ có sự hỗ trợ của UBND tỉnh Hà Nam, cùng các cấp chính quyền địa phương, người dân chúng tôi chung tay, chung sức làm đẹp quê hương mình. Giờ đây đi đến đâu là đường nhựa, là bồn hoa", bà Tấm nói.

Chính quyền cầm tay chỉ việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đăng kí nổi trội nông thôn mới về lĩnh vực môi trường, UBND xã Liêm Phong cũng như UBND huyện Thanh Liêm đã vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ để thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 10.

Bà Đoàn Thị Du - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Liêm Phong bộc bạch về việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Đoàn Thị Du (SN 1971) - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Liêm Phong bộc bạch, ngay khi được xác định xây dựng nông thôn mới và sau đó là nông thôn mới kiểu mẫu, lãnh đạo xã đã giao cho Hội Phụ nữ phải tìm hiểu, phối hợp với các đơn vị để tuyên truyền, tổ chức hội nghị cho người dân về việc phân loại rác, bảo vệ môi trường.

Tại Liêm Phong, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo qui định đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 50% trở lên. 100% chất thải rắn trên địa bàn được thu gom và vận chuyển về bể trung chuyển của xã.

Định kỳ mỗi tháng rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom về bể trung chuyển sẽ được công ty TNHH môi trường Thanh Liêm vận chuyển về công ty môi trường Thanh Thủy xử lý. Số lượng rác thải phát sinh trên địa bàn năm 2020 được thu gom vận chuyển và xử lý là 468 tấn/năm.

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 13.

Tổ thu gom rác tại Liêm Phong hoạt động chuyên nghiệp.

"Muôn vàn khó khăn thời điểm bắt đầu, nếp sinh hoạt cũ người dân chưa bỏ được, chúng phải gõ cửa từng nhà, từng thôn tổ chức hội nghị về xử lý rác thải. Các hội nghị diễn ra liên tục, chúng tôi đốc thúc, sát cánh cùng người dân trong việc bảo vệ môi trường", bà Du cho biết.

Cự Xá là thôn đầu tiên được chọn làm điểm bắt đầu phong trào phân loại rác thải. Thấy lợi ích từ việc bảo vệ môi trường, người dân Cự Xá lan tỏa tinh thần đến những thôn còn lại, lâu dầu phong trào đi lên.

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 14.

Rác thải được người dân phân loại, đóng túi sạch sẽ.

Phấn khởi chia sẻ với phóng viên, ông Lại Trường Giang - Chủ tịch UBND xã Liêm Phong cho biết, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ chính trị quan trọng, mang lại giá trị thiết thực mà nhân dân chính là người được hưởng thành quả từ việc này.

"Tôi rất vui, sau bao công sức của người dân Liêm Phong, đến nay đường làng ngõ xóm sạch đẹp, đời sống nhân dân nâng lên cả vật chất và tinh thần. 

Để khuyến khích người dân, UBND xã đã mua xô cho người dân giúp phân loại rác. Tuy là động viên nhỏ, nhưng hiệu quả mang lại rất lớn, ý thức của người dân được nâng cao và cải thiện dần, đến này, tôi hoàn toàn tin tưởng xã Liêm Phong sẽ tiếp tục phát triển phong trào bảo vệ môi trường", ông Giang cho biết.

Hà Nam: Xã Liêm Phong có gì đặc biệt để được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu? - Ảnh 15.

UBND xã Liêm Phong rực sắc hoa xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Về nông nghiệp trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, theo ông Giang, hiện nay xã Liêm Phong có 324,8 ha diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa. Để đem lại hiệu quả giá trị kinh tế cao UBND xã đã quy hoạch tập trung để trồng các giống lúa chất lượng cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của xã, như vùng sản xuất tập trung "Cánh đồng mẫu" với diện tích 31,5 ha, trồng giống lúa Bắc Thơm số 7.

Đời sống vật chất nhân dân nâng cao, tinh thần phấn khởi tự hào là những gì có thể thấy được tại Liêm Phong.

Để có được thành công hôm nay, vai trò của UBND huyện Thanh Liêm, Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam đóng góp vai trò lớn trong việc định hướng, đốc thúc, theo dõi và giám sát.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem