Bỗng dưng bị kiện
Theo
đơn khởi kiện ngày 26.12.2006 của các nguyên đơn gồm bà Mai Tuyết Lan, các ông
Nguyễn Hữu Đồng, Nguyễn Quang An, Nguyễn Hữu Tín: Cụ Nguyễn Hữu Tân sinh được 2
người con trai: Cụ Nguyễn Hữu Dương là con trưởng, cụ Nguyễn Hữu Quyền là con
thứ. Năm 1880, dòng họ Nguyễn Hữu đã sở hữu mảnh đất 1.850m2 thuộc
thửa số 70 (theo sổ địa chính năm 1960 của UBND xã Nhân Chính) tại huyện Hoàng
Long, tỉnh Hà Đông, nay là số 24 tổ 2 cụm Giáp Nhất, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà
Nội. Dòng họ thoả thuận sẽ sử dụng diện tích này làm đất thờ cúng tổ tiên. Sau đó,
cụ Nguyễn Hữu Dương là trưởng tộc đã xây 3 dãy nhà (bao gồm một nhà thờ), diện
tích còn lại để trồng cây, đào ao thả cá.
18 hộ dân tại tổ 2, cụm Giáp Nhất, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội có nguy cơ ra đường Dòng
họ Nguyễn Hữu đã xây dựng quy ước về quản lý sử dụng đất nhà thờ, trong đó quyết định diện tích đất
trên đứng tên cụ Nguyễn Hữu Tài. Năm 1915, cụ Nguyễn Hữu Cẩn con cụ Nguyễn Hữu
Quyền gặp hoàn cảnh khó khăn nên họ tộc cho cụ Cẩn và vợ con ở nhờ trên đất nhà
thờ họ để trông coi và quản lý.
Sau
khi cụ Cẩn mất (năm 1917), ông Nguyễn Hữu Du (con trai cụ Cẩn) tiếp tục nhiệm vụ
của cha mình. Năm 1930 ông Du mất, vợ ông Du tiếp tục quản lý và xây một căn nhà
lá bên cạnh nhà thờ vào năm 1951 để ở với con trai là ông Nguyễn Hữu Thuỳ. Năm
1960, ông Thuỳ tiếp tục nhiệm vụ của mình là thay mặt dòng họ trông nom và quản
lý đất nhà thờ họ. Do dòng họ ở xã không có điều kiện trông nom nên ông Thuỳ đã
lợi dụng để từng buớc lấn chiếm đất nhà thờ họ. Cụ thể: Năm 1960 ông Thuỳ tự động
kê khai lại đất của dòng họ làm sai lệch quyền sử dụng đất nhà thờ họ: Ông kê
khai diện tích đất thổ canh mang tên mình và một số người mà họ tộc không biết.
Còn diện tích đất thổ cư 1.850m2 thì ông Thuỳ kê khai đứng tên cụ
Nguyễn Hữu Tài.
Bởi
lẽ đó, nguyên đơn yêu cầu toà án công nhận diện tích đất 1.850m2 và đất
ao thuộc sở hữu của dòng họ Nguyễn Hữu và yêu cầu phía bị đơn (18 hộ dân đang
sinh sống tại đây) chấm dứt hành vi lấn chiếm đất đai.
Không có chứng cứ
Mặc
dù nguyên đơn khẳng định đất của dòng họ có nguồn gốc sử dụng từ năm 1880, do cụ
Dương và cụ Hoá mua lại để làm nhà thờ nhưng hồ sơ vụ án thể hiện: Dòng họ Nguyễn
Hữu không có bất kỳ một giấy tờ, hợp đồng
mua bán, chuyển nhượng nào để chứng minh đất đang có tranh chấp nêu trên là của
cụ Hoá và cụ Dương mua và sử dụng từ năm 1880 và cụ Dương, cụ Hoá cũng không đứng
tên đối với quyền sử dụng đất này. Trong khi đó, Luật Đất đai năm 1993, điều 50
Luật Đất đai năm 2003 quy định: Cộng đồng dân cư (dòng họ Nguyễn Hữu) được coi
là người có quyền sử dụng đất hợp pháp phải có một trong các giấy tờ về đất đai
như: “Sổ đỏ”; Quyết định giao đất; Giấy tờ về đất đai do chính quyền trước đây
cấp; có tên trong sổ địa chính…
Ông
Nguyễn Hữu Thắng - một trong các hộ dân bị kiện - cho rằng: “18 hộ dân chúng
tôi hiện đang sử dụng khoảng 1.850m2 thổ cư do tổ tiên để lại từ mấy
đời. Các con cháu đã xây nhà ở ổn định, nộp thuế cho Nhà nước hơn một thế kỷ
nay hoàn toàn không có tranh chấp. Bỗng
nhiên, một số nguời nhân danh họ Nguyễn Hữu kiện buộc chúng tôi phải tháo
dỡ nhà để trả lại đất là hết sức phi lý”.
Ngoài
ra, theo giấy tờ về đất đai trong hồ sơ do chính bên nguyên đơn cung cấp cho
toà án gồm có trích lục bản đồ địa chính; sổ quản lý đất đai của UBND xã đều thể hiện: 1850m2 đất đang có
tranh chấp đứng tên chủ cũ là cụ Nguyễn Hữu Tài. Trong quá trình thực hiện việc
quản lý đất đai tại địa phương, chính quyền sở tại đã đổi thành thửa số 93,
diện tích 1850m2, loại đất thổ cư (không phải thửa số 70 như nguyên
đơn trình bày).
Bên
bị đơn cũng khẳng định không có giấy tờ nào chứng minh cụ Tài đã cho, tặng hoặc
hiến đất cho dòng họ Nguyễn Hữu. Thực tế là hàng trăm năm nay cụ Nguyễn Hữu Tài
không hề sử dụng đất một ngày nào và cũng không có một
người con đẻ, cháu ruột nào thuộc dòng dõi của cụ Nguyễn Hữu Tài sinh sống tại
đất này.
Được
biết, ngày 29.8 tới đây, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
dân sự “Đòi quyền sở hữu diện tích đất dòng họ Nguyễn Hữu”.
Thắng Quang (Thắng Quang)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.