Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mới đây, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Văn bản số 5518/UBND-KT yêu cầu các đơn vị thực hiện Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, ngày 31.12.2017, của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Trong đó, để nâng cao hiệu quả sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo đúng quy định, UBND TP yêu cầu các đơn vị rà soát tình hình quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản công thuộc phạm vi quản lý (gồm: Đất, nhà, trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô và tài sản công khác) để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước và TP.
Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý các tài sản công không có nhu cầu sử dụng, tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý, tài sản sử dụng không hiệu quả hoặc sử dụng không đúng quy định. Nộp ngay toàn bộ số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản công không đúng quy định vào Ngân sách nhà nước.
Cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời hiện trạng và di biến động về quản lý, sử dụng tài sản công vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác về số liệu tài sản công của đơn vị.
Dù có trụ sở mới, song nhiều đơn vị nhà nước vẫn "cố thủ" và "chây ì" không chịu giao lại đất trụ sở cũ cho TP Hà Nội. (ảnh VTV)
Đặc biệt, UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị được đầu tư xây dựng trụ sở mới, khi hoàn thành việc xây dựng và chuyển ra trụ sở mới, có trách nhiệm bàn giao toàn bộ trụ sở làm việc cũ cho Sở Xây dựng để phối hợp Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND TP xem xét, quyết định phương án xử lý. Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị giữ lại trụ sở làm việc cũ để sử dụng, cho thuê, cho mượn hoặc bố trí cho đơn vị khác khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Định kỳ trước ngày 30.9 hàng năm, báo cáo UBND TP tình hình quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị, bao gồm kết quả thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt.
Đối với các cơ sở nhà, đất trên địa bàn TP Hà Nội: Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát để sử dụng nhà, đất đúng tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại phát hiện qua sắp xếp; Rà soát, tổng hợp, báo cáo hiện trạng quản lý, sử dụng các cơ sở nhà, đất đang được giao quản lý, sử dụng và kết quả thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt.
Phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý, sử dụng khi thực hiện cổ phần hóa phải bảo đảm phù hợp với pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương; phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa.
Về xử lý nhà, đất phải di dời theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện.
Liên quan tới việc nhiều đơn vị nhà nước vẫn "cố thủ" và "chây ì" không chịu giao lại đất trụ sở cũ cho TP Hà Nội, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, vấn đề di dời trụ sở các bộ ngành, cơ sở y tế, giáo dục, công nghiệp ra khỏi nội thành Hà Nội đã được đặt ra gần 20 năm qua, nhưng đến nay chưa làm được. Một trong những nguyên nhân được nhiều đơn vị đưa ra là không có nguồn vốn để di dời. Song vấn đề đặt ra, có một số cơ sở dù đã di dời ra ngoại thành vẫn muốn “ôm” đất trong nội thành để làm cơ sở 2. TS Nghiêm dẫn chứng trường hợp Bệnh viện K, TP Hà Nội đã giao mấy ha đất tại Tân Triều (Thanh Trì) để xây dựng cơ sở mới, bệnh viện này vẫn xin được sử dụng đất ở cơ sở cũ (quận Hoàn Kiếm) để làm cơ sở chữa bệnh. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.