Hà Nội: Xử phạt hơn 800 triệu đồng các chủ đầu tư cố tình vi phạm

T.A Thứ sáu, ngày 06/07/2018 11:10 AM (GMT+7)
Ngày 6.7, tại kỳ họp thứ 6, HĐND TP.Hà Nội dành trọn một ngày để chất vấn các thành viên UBND TP, nhiều vấn đề nóng liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư được đại biểu và cử tri quan tâm.
Bình luận 0

Chất vấn Sở Xây dựng, ĐB Hồ Vân Nga (Đông Anh) nêu từ ngày 10.2.2017 UBND TP Hà Nội có quyết định thu hồi ha địa điểm diện tích kinh doanh tầng 1 và các nhà chung cư, tái định cư do kinh doanh không hợp pháp nhưng đến nay 12 địa điểm chưa thu hồi được. Vậy nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về ai cũng như biện pháp trong thời gian tới?

ĐB Lê Vĩnh Sơn (Đông Anh) đề nghị cho biết trách nhiệm của Sở Xây dựng về việc trách nhiệm tham mưu của Sở về chưa có chế tài xử lý việc chậm thành lập ban quản trị, chậm bàn giao hồ sơ? Trách nhiệm thẩm quyền nào xử lý bức xúc của cử tri?

img

Ngày 6.7, tại kỳ họp thứ 6, HĐND TP.Hà Nội dành trọn một ngày để chất vấn các thành viên UBND TP, nhiều vấn đề nóng liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư được đại biểu và cử tri quan tâm. Ảnh: T.An

Chất vấn Chủ tịch Quận Hà Đông, ĐB Nguyễn Thanh Bình (Sóc Sơn) đặt vấn đề, việc nhiều nhà chung cư đã thành lập Ban quản trị xảy ra mâu thuẫn giữa Ban quản trị và cư dân, ví dụ như tại toà nhà Victoria ở Hà Đông. Vậy trách nhiệm của quận ở việc kiểm tra, giám sát thế nào?

Trả lời ĐB Hồ Vân Nga, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, trong tháng 7 này sẽ trình UBND TP thu hồi 12 điểm kinh doanh dịch vụ này. Hiện Sở đã giao cho 3 quận Tây Hồ, Ba Đình và Cầu Giấy để triển khai thực hiện thu hồi.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Vĩnh Sơn, ông Dục cho biết, Thông tư số 03/2018/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP đã có chế tài xử phạt với chủ đầu tư cố tình vi phạm. Sở Xây dựng đã tổ chức 48 cuộc thanh kiểm tra, xử phạt hơn 800 triệu đồng.

Các cơ chế chính sách của Bộ thiếu hẳn chế tài xử phạt đủ mạnh như cưỡng chế, thu hồi, chuyển cơ quan điều tra… Vì vậy, sắp tới, Sở sẽ công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các chủ đầu tư vi phạm. Đồng thời, rà soát đơn vị nào vi phạm về trật tự xây dựng và cho ngừng hợp đồng.

img

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục

Đối với việc có nên thêm quy định riêng của TP về vấn đề này, Sở tiếp thu ý kiến của đại biểu sẽ cố gắng đẩy nhanh tham mưu trình UBND TP trong thời gian sớm nhất về các chế tài xử phạt. 

Theo điều hành của Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, chủ tịch UBND các quận Hà Đông, Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm sau đó lần lượt tham gia làm rõ thêm về nội dung quản lý, vận hành nhà chung cư trên địa bàn và thu hồi địa điểm điện tích kinh doanh tầng 1 các nhà chung cư tái định cư trên địa bàn đã cho kinh doanh không hợp pháp.

Chủ tịch UBND quận Hà Đông Vũ Ngọc Phụng cho biết, trên địa bàn quận có 70 tòa nhà chung cư và cụm chung cư đi vào hoạt động, trong đó đã thành lập 59 BQT, đạt tỷ lệ 67,2%. Số chung cư còn lại thuộc hai trường hợp, hoặc đủ điều kiện thành lập BQT nhưng chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư hoặc số căn hộ chưa đủ 50% nên chưa đủ điều kiện thành lập.

Trong quá trình quản lý vận hành các chung cư này cũng đã xảy ra nhiều vướng mắc, mâu thuẫn giữa BQT, chủ đầu tư, người dân về các diện tích sở hữu chung riêng, kinh phí bảo trì 2%, tài chính không minh bạch, năng lực ban quản trị không bảo đảm... Trước tình hình đó, quận thường xuyên chỉ đạo các phòng ban thường xuyên kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản trị tòa nhà.

Với riêng toà Victoria đã thành lập BQT, chủ đầu tư đã chuyển 100% phí bảo trì. Tuy nhiên, cư dân có đơn thư ý kiến nghị, tập hợp hơn 775 chữ ký yêu cầu "phế truất" BQT cũ do hoạt động không minh bạch, yêu cầu thành lập BQT mới. 

Quận Hà Đông đã chỉ đạo phường Phú La có 5 cuộc làm việc với BQT, cư dân tòa nhà để giải quyết các vướng mắc này. Dự kiến, trong tháng 7, sẽ tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm BQT tòa nhà.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem