Hàn Quốc thích ăn loài thân mềm "chạy" nhanh nhất Trái đất, đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh

Thiên Ngân Thứ hai, ngày 25/04/2022 18:37 PM (GMT+7)
Việc được hưởng ưu đãi thuế quan 0% đã giúp Việt Nam tăng xuất khẩu mực, bạch tuộc tươi/sống và đông lạnh sang thị trường Hàn Quốc. Hiện, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, mực khô lột da, mực shushi đông lạnh...
Bình luận 0

Theo số liệu của Hải quan, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong quý đầu tiên của năm 2022 đạt trên 156 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàn Quốc thích ăn loài thân mềm "chạy" nhanh nhất Trái đất, đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh - Ảnh 1.

Hiện, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, mực khô lột da, mực shushi đông lạnh...

Trong cơ cấu các sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu thì loài mực chiếm 54,6%, còn lại bạch tuộc chiếm 45,4%. Quý 1 năm nay, giá trị xuất khẩu mực tăng 40%, trong khi bạch tuộc tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021. Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm mực và bạch tuộc chế biến có xu hướng tăng mạnh trong quý đầu năm.

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm mực đều tăng trong đó mực khô/nướng và mực sống/tươi/đông lạnh tăng lần lượt 33% và 38%. Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu mực chế biến tăng mạnh nhất 99% so với cùng kỳ năm ngoái.

Top các thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam lần lượt gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông, Thái Lan, EU, Mỹ, Malaysia, Đài Loan, Israel, chiếm 98,4% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam.

Đến nay, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu. 

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá, bạch tuộc chế biến đông lạnh, mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, mực nang phile làm sạch đông lạnh, mực nang nguyên con làm sạch đông lạnh, mực cắt trái thông đông lạnh, mực nút đông lạnh..

Cụ thể, trong quý 1/2022, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đạt trên 55 triệu USD, tăng 16%. Trong cơ cấu các sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu sang Hàn Quốc thì sản phẩm mực chế biến tăng tốt nhất (123%), nhưng xuất khẩu bạch tuộc chế biến giảm 7%.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc 2 tháng đầu năm nay đạt 127 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Việt Nam là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 2 cho Hàn Quốc sau Trung Quốc.

Nhật Bản đứng thứ hai về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm 23% tổng giá trị XK. Quý 1 năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản đạt 36 triệu USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu các sản phẩm mực, bạch tuộc XK sang Nhật Bản, giá trị XK bạch tuộc chế biến tăng mạnh nhất 151% tuy nhiên XK mực khô/nướng giảm 97%.

XK mực, bạch tuộc trong quý tới dự kiến vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Tuy nhiên, thiếu nguyên liệu, hoạt động khai thác của ngư dân bị ảnh hưởng do giá xăng dầu tăng cao…vẫn là những thách thức mà các DN gặp phải trong thời gian tới.

Loài mực là động vật thân mềm được ví là nhanh nhất Trái Đất, bởi khi gặp nguy hiểm, mực dựa vào phản lực để phóng đi khỏi loài săn mồi, đạt vận tốc tới 40km/giờ và đi hàng mét chỉ trong vài giây.

Ngoài ra, chiêu phổ biến nhất của loài vật thân mềm này là phun mực (chủ yếu gồm dịch nhầy và melanin nên có màu tối). Chiêu phun mực này sẽ tạo một vùng khói mù lớn, có thể chặn tầm nhìn của kẻ thù, hay tạo ra một cái bóng đánh lạc hướng kẻ săn mồi.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem