Hàng ngàn người Chăm Hồi giáo Bàni và Islam tưng bừng đi tảo mộ đón Tết Ramưwan ở Ninh Thuận

Đức Cường Chủ nhật, ngày 10/03/2024 10:56 AM (GMT+7)
Sáng 10/3, hàng nghìn người Chăm theo Hồi giáo Bàni và Islam ở Ninh Thuận tưng bừng tổ chức lễ tảo mộ, chính thức đón Tết Ramưwan cổ truyền.
Bình luận 0

Lễ tảo mộ ngày Tết Ramưwan

Ngay từ sáng sớm 10/3, hàng nghìn người Chăm theo Hồi giáo Bàni và Islam ở Ninh Thuận đổ về các nghĩa trang để thực hiện nghi thức tảo mộ. Đây là nghi thức quan trọng nhất trong ngày Tết Ramưwan để mời ông bà tổ tiên và những người đã khuất về đón Tết.

Hàng ngàn người Chăm Hồi giáo Bàni và Islam tưng bừng đi tảo mộ đón Tết Ramưwan ở Ninh Thuận- Ảnh 1.

Hàng ngàn người Chăm Hồi giáo Bàni và Islam ở Ninh Thuận thực hiện nghi thức tảo mộ tại nghĩa trang Phước Nam. Ảnh: Đức Cường

Theo ghi nhận của PV Dân Việt tại nghĩa trang làng Chăm xã Phước Nam, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), có hàng ngàn người Chăm thuộc các tộc họ đang thực hiện nghi thức tảo mộ. Trong không khí trang nghiêm, ai cũng mặc trang phục truyền thống với mâm đồ cúng tươm tất dâng lên người đã khuất.

Hàng ngàn người Chăm Hồi giáo Bàni và Islam tưng bừng đi tảo mộ đón Tết Ramưwan ở Ninh Thuận- Ảnh 2.

Tưới nước từng phần mộ trong dòng tộc mình như để dọn dẹp và tẩy uế cho người đã khuất. Ảnh: Đức Cường

Bắt đầu lễ tảo mộ, người thân sẽ dùng tay vun đất và tưới nước từng phần mộ trong dòng tộc mình như để dọn dẹp và tẩy uế cho người đã khuất. Sau đó, dưới sự chủ lễ của các vị chức sắc, người thân trong gia đình sẽ cùng nhau dâng cúng những têm trầu cau, bánh trái…

Mộ của người Chăm không xây dựng kiên cố mà chỉ phủ cát và được đánh dấu bằng hai hòn đá tròn theo hướng Bắc – Nam (hướng bắc là vị trí của đầu, hướng Nam là vị trí của chân). Các mộ trong tộc họ thường được chôn gần nhau và xếp thành hàng dài rất đều đặn. Có trường hợp cùng một ngôi mộ nhưng chôn nhiều người nên gọi là mộ chung.

Hàng ngàn người Chăm Hồi giáo Bàni và Islam tưng bừng đi tảo mộ đón Tết Ramưwan ở Ninh Thuận- Ảnh 3.

Các chức sắc và người thân làm lễ trước phần mộ của những người đã khuất. Ảnh: Đức Cường

Theo quan niệm của người Chăm theo Hồi giáo Bàni và Islam, lễ tảo mộ là một phong tục rất quan trọng trong ngày Tết Ramưwan, không phân biệt đẳng cấp, tầng lớp. Mọi người thực hiện đều vì một mục đích là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.

Hàng ngàn người Chăm Hồi giáo Bàni và Islam tưng bừng đi tảo mộ đón Tết Ramưwan ở Ninh Thuận- Ảnh 4.

Đây là dịp con cháu trong gia đình dâng cúng lễ vật để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Ảnh: Đức Cường

Sau lễ tảo mộ, người Chăm sẽ về nhà làm lễ cúng ông bà. Nhà nào cũng làm lễ cúng bằng mâm mặn và mâm ngọt. Con trai đi lấy vợ mang lễ vật về nhà cúng vào dịp này. Sau phần cúng lễ, bà con tập trung tại các gia đình anh em họ hàng để ăn tiệc...

Hàng ngàn người Chăm Hồi giáo Bàni và Islam tưng bừng đi tảo mộ đón Tết Ramưwan ở Ninh Thuận- Ảnh 5.

Dâng cúng và vái lạy các đấng sinh thành trong lễ tảo mộ. Ảnh: Đức Cường

Sau đó diễn ra nhiều hoạt động giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao giữa thanh niên của làng. Các vị chức sắc tôn giáo nêu gương sáng trong tinh thần hòa hợp đạo giáo, vận động tín đồ đoàn kết, đùm bọc giúp nhau làm ăn.

Clip: Nghi thức tảo mộ Tết Ramuwan của người Chăm Hồi giáo Bàni và Islam ở Ninh Thuận. Ảnh: Đức Cường

Hàng ngàn người Chăm Hồi giáo Bàni và Islam tưng bừng đi tảo mộ đón Tết Ramưwan ở Ninh Thuận- Ảnh 6.

Dịp này, từ người già đến trẻ nhỏ đểu mặc những bộ đồ mới truyền thống để tảo mộ và đón tết Ramưwan. Ảnh: Đức Cường

Hàng ngàn người Chăm Hồi giáo Bàni và Islam tưng bừng đi tảo mộ đón Tết Ramưwan ở Ninh Thuận- Ảnh 7.

Phụ nữ Chăm trong bộ trang phục truyền thống đầu đội lễ vật ước muốn hạnh phúc và bình an. Ảnh: Đức Cường

Hàng ngàn người Chăm Hồi giáo Bàni và Islam tưng bừng đi tảo mộ đón Tết Ramưwan ở Ninh Thuận- Ảnh 8.

Tết Ramưwan là dịp để người đi xa về sum họp và gặp mặt gia đình đón năm mới. Ảnh: Đức Cường

Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất trong cả nước với hơn 74.000 người sinh sống tập trung tại 22 làng, thuộc 6 huyện, thành phố trong tỉnh.

Trong đó, đồng bào Chăm theo Hồi giáo Bàni và Islam có trên 31.500 người (Hồi giáo Bàni hơn 27.000 người, Hồi giáo Islam hơn 4.300 người), hiện sinh sống tập trung tại 6 xã thuộc 4 huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem