Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính nhằm tạo cơ sở pháp lý cho những người mong muốn chuyển đổi giới tính. Sau khi được công nhận đã chuyển đổi giới tính, người chuyển giới sẽ được công nhận thay đổi tên, giới tính theo pháp luật về hộ tịch.
Hiện có quá nhiều người khát khao tìm lại giới tính thật của mình. Những người không có tiền thường tự mua hormone qua đường xách tay, qua mạng Internet, liều dùng do họ tự ấn định, những người có tiền thì tìm cách sang nước ngoài để phẫu thuật chui. Những ai càng khát khao thay đổi, càng sử dụng nhiều…
Linh cho biết, cô sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình với cộng đồng và với các tổ chức để mọi người thay đổi cái nhìn về người chuyển giới
Chia sẻ với PV, bạn Ngọc Anh, một chuyển giới ở Hà Nội cho biết, những người có nhu cầu phẫu thuật chuyển giới nhưng không có tiền gặp nhiều khó khăn, rào cản hơn những người đã phẫu thuật chuyển giới.
Hầu hết những người chuyển giới không có điều kiện tự điều trị nội tiết tố (hoóc môn). Nhiều người đã gặp phải các vấn đề sức khỏe do tự điều trị nội tiết tố hay tự bơm silicone.
Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, với chi phí cho một cuộc phẫu thuật nâng ngực có thể từ 70 đến 100 triệu đồng và phẫu thuật vùng kín dao động từ 300 triệu đến 1 tỉ đồng là con số quá lớn so với thu nhập của phần lớn cộng đồng người chuyển giới. Nhiều người chấp nhận vay lãi và sống cả quãng đời còn lại trong nợ nần chỉ để có cuộc phẫu thuật như mong muốn.
Câu chuyện về hành trình chuyển giới của Nguyễn Tuấn Khang, (tên đã được đặt sau khi chuyển giới) khiến nhiều người cảm phục.
Ngay từ nhỏ, Khang đã có hình dáng giống con trai, cô có sở thích giống như các bạn nữ. Khi lớn lên cô đã có tình cảm và yêu thầm các cô gái cùng trang lứa.
Thời gian trôi đi, đến năm 18 tuổi, Khang quyết định tìm lại giới tính thật của mình. Khang đã tự tìm hiểu và lên internet đọc những thông tin liên quan đến người chuyển giới rồi bắt đầu tiêm hormone nam mũi đầu tiên. Khang tiêm hormone theo kinh nghiệm của những người chuyển giới đã dùng trước đó.
Vì giấu giếm mọi người nên Khang tự tiêm cho mình. Một mình Khang ở trong phòng trọ chống chọi với cơn đau.
“Khi tiêm xong, đầu em dữ dội và người lạnh ngắt như bị sốt rét, lả đi, cảm giác như mình sắp chết. Cứ thế dần dần em đã tìm lại chính mình”, Khang kể.
Một trường hợp khác là Trần Mỹ Linh 26 tuổi ở Hà Nội kể, ngay từ nhỏ cô đã ý thức được mình là con gái. Cô rất thích nhìn ngắm các bạn trai và có những hành động như các cô gái khác.
Khi biết Linh có sở thích “ngược” với các bạn cùng giới, phụ huynh của các bạn trong xóm cấm con chơi cùng và thường nói Linh pê đê.
Từ đó Linh sống cô lập. Năm 19 tuổi cô đã gặp và quen với một số bạn chuyển giới. Mọi người mách cô dùng thuốc tránh thai để có ngực lớn và cô đã làm theo.
Quá thương con, bố mẹ Linh đã đồng ý cho cô chuyển giới. Cuối cùng Linh phải sang Thái Lan để phẫu thuật tìm lại giới tính của mình.
Tại đây, bác sĩ đã làm ngực, lông mày, độn cằm, sửa môi, bơm mỡ vào dưới lớp da mặt cho da dẻ mịn màng. Đặc biệt, các bác sĩ đã tạo hình âm đạo, thuật tạo hình vùng kín. Cuộc phẫu thuật trải qua vô cùng đau đớn. Linh như chết đi sống lại.
2 tuần sau phẫu thuật, khi sức khỏe đã ổn định thì Linh về Việt Nam trong hình hài của một phụ nữ. Cô vui mừng vì mình đã được sống với chính mình. Cô mở cửa hàng váy cưới to nhất nhì ở Hà Nội.
Linh cho biết, cô sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình với cộng đồng và với các tổ chức để mọi người thay đổi cái nhìn về người chuyển giới.
“Các bạn hãy tin rằng, mình có năng lực thì sẽ làm được tất cả. Đừng ngần ngại, đừng tự ti về bản thân mình. Khi có năng lực thì mình và người khác sẽ không quan tâm bạn có là chuyển giới hay không. Thay vào đó họ sẽ nhìn bạn bằng ánh mắt khác”, Linh nhắn nhủ.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Khi sinh con, hầu hết các chị em đều bỏ rơi chồng rồi sinh ra chán nản chuyện quan hệ vợ chồng. Không phải người chồng...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.