Bão Điêu chết,
kéo theo cả người kế vị xứng đáng duy nhất của Bố Lãng. Sự tranh quyền đoạt vị
giữa những con khỉ đực nổ ra và sau cùng là họa diệt vong. Cả bầy khỉ Bố Lãng
bị thảm sát, chỉ còn lại “duy nhất một con khỉ cái trẻ và khỉ con ba tháng tuổi
của nó là thoát khỏi kiếp nạn đó. Khỉ cái trẻ may mắn đó chính là góa phụ của
vua khỉ già Bão Điêu - Phất Đầu Đỏ.”
“Bầy khỉ Bố
Lãng đã bị hủy diệt rồi, đối với loài khỉ ăn lá có tập quán sinh sống theo bầy
đàn mà nói, thì khi chỗ dựa sinh tồn đó không còn nữa, cảm giác khác nào như
dân mất nước. Nước mất nhà tan, Phất Đầu Đỏ không còn cách nào tiếp tục ở lại
trên vùng đất này nữa, đành ôm theo nỗi đau lòng và kí ức đau thương, bồng khỉ
con Đít đỏ lưu lạc sang nơi đất khách quê người.
Tạm biệt, núi
Bố Lãng sừng sững ngất trời. Tạm biệt, sông Lưu Sa cuồn cuộn.”
Cuộc đời của
hai mẹ con Phất Đầu Đỏ rồi sẽ trôi về đâu?
Cuốn tiểu
thuyết động vật “Hầu phi tâm kế” được kể chân thực và sông động. Những nhân vật
khỉ trong truyện đều được nhân cách hóa - Kể chuyện khỉ mà như đang nói chuyện
người. Sự nhân cách hóa ấy lại không hoàn toàn là hư cấu bởi nó xuất phát từ
chính những hành vi tập quán mang nét tương đồng với loài người của bầy khỉ ăn
lá. Đó cũng chính là dụng ý của tác giả: “Khỉ ăn lá thuộc loài linh
trưởng, con người cũng thuộc loài linh trưởng, vậy khỉ ăn lá chắc chắn có quan
hệ thân thích với con người. Chúng ta nên đối đãi thân thiện với những vị có
quan hệ thân thích này, đừng dùng xương của những vị có quan hệ thân thích đó
để ngâm rượu, đừng đẩy những vị có quan hệ thân thích này tới chỗ vĩnh viễn
biến mất khỏi cuộc sống chúng ta. Đây là lương tri và đạo đức tối thiểu cần có
đối với loài người chúng ta.”
“Hầu phi tâm
kế” không chỉ là một tiểu thuyết hấp dẫn li kỳ mà còn là một cuốn sách khoa học
được kể một cách tài tình, giúp ta đến gần với loài khỉ ăn lá hơn, hiểu về
chúng và đồng cảm với chúng một cách tự nhiên nhất.
Minh Minh (Minh Minh)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.