"Hết hồn" với 4 phiên bản Tây Du Ký gợi dục, phi lý

Long Hy Chủ nhật, ngày 26/07/2015 18:02 PM (GMT+7)
Đường Tăng là nữ, thích đi giày cao gót và mê mẩn Tôn Ngộ Không.
Bình luận 0

Phiên bản Hàn: Đường Tăng là nữ, mê mẩn Ngộ Không

Năm 2011, đạo diễn Sin Dong-Yeop dàn dựng bộ phim hành động mạo hiểm Super Monkey Returns/Tây Du Ký:  Mỹ Hầu Vương trở lại.

img

Bốn thầy trò Đường Tăng cực kỳ ngầu của Hàn Quốc.

Phim có nội dung hoàn toàn khác so với nguyên tác Tây Du Ký vốn đã quá nổi tiếng với đông đảo độc giả cũng như những người yêu mến bộ phim kinh điển từng được Trung Quốc sản xuất năm 1986.

Trong phiên bản mới của Hàn Quốc, nhân vật Đường Tam Tạng/Samzang (nữ diễn viên Min Ah-ryeong đóng) lại là một mỹ nhân sắc nước nghiêng trời, đem lòng yêu hai đồ đệ Tôn Ngộ Không/Son Oh-gog (Kim Byeong-man) và Sa Ngộ Tĩnh/Sa Oh-jeong (Han Min-gwan).

img

"Người đẹp" Đường Tam Tạng nổi bật trong bốn thầy trò.

Những nhân vật như Ngưu Ma Vương/Woo-ma king (Choi Hong-il), Kim giác/Geum-gak (Han Seong-yong), Ngân giác đại vương/Eun-gak (Ha Seong), Bạch Cốt Tinh (Kim Bom)... sau khi sống trở lại đã không còn thiết tha nghĩ đến chuyện hãm hại và muốn ăn thịt Đường Tăng. Chúng mà rắp tâm hủy hoại Trái Đất, reo rắc virus độc hại cho nhân loại. Lúc này, Ngưu Ma Vương đã không còn đoái hoài đến Thiết Phiến công chúa, quay sang có tình ý với Bạch Cốt Tinh.

Không những vậy, "người đẹp" Đường Tam Tạng chỉ biết đi giày cao gót, đi tất lụa đen và gõ giày cồm cộp trên mặt đường, không biết đến tụng kinh niệm Phật là gì.

img

Đường Tam Tạng còn có tình cảm với Ngộ Không.

Đáng chú ý là nhân vật Tôn Ngộ Không ở đây không hề biết 72 phép biến hóa. Biệt tài của hắn là dùng cây kim thiết bổng đánh vào "phần hậu" của yêu quái. Không những vậy, ở cuối phim Tôn Ngộ Không cũng chết bất đắc kỳ tử.

Trailer phim Mỹ Hầu Vương trở lại.

Phiên bản Mỹ: Quan Âm..."ân ái" cùng Đường Tăng

Năm 2001, truyền hình Mỹ từng gây xôn xao dư luận khi ra mắt loạt phim truyền hình The Monkey King (Mỹ Hầu Vương) hay The Lost Empire (Đế chế biến mất) do đạo diễn Peter MacDonald dàn dựng, phát trên kênh NBC.

img

Poster The Magic King của truyền hình Mỹ.

Phim có sự góp mặt của nữ diễn viên kiêm người mẫu gợi cảm gốc Hoa là Bạch Linh trong vai Quan Âm Bồ Tát, Thomas Gibson (vai Nicolas Orton hay Đường Tăng), Russell Wong (Tôn Ngộ Không), Eddie Marsan (Pigsy – Trư Bát Giới) và Randall Duk Kim.

Trong phim, những nhân vật quen thuộc như Đường Tăng, Trư Bát Giới hay Sa Tăng đều là người da trắng, mắt xanh, "mũi lõ". 

img

Từ Bát Giới, Sa Tăng cho đến Đường Tăng đều là "Tây".

Nhiều tình tiết lạ lùng xuất hiện như Ngộ Không bị nhốt dưới núi khí hơi, Bát Giới tìm đến cách giảm béo để rồi cuối cùng gầy giơ xương...

Ngoài ra, nội dung gây sốc nhất của phim là chuyện tình giữa nhân vật Đường Tăng/Nicolas Orton và Quan Âm Bồ Tát. Khán giả sẽ đỏ mặt khi chứng kiến màn "khóa môi" nóng bỏng hay cảnh giường chiếu của cặp đôi trên. 

img

Màn "khóa môi" giữa Quan Âm với Đường Tăng.

Theo đạo diễn, đây được coi là yếu tố "giải tỏa căng thẳng" cho câu chuyện phiêu lưu pha ảo tưởng của phim. Chất hài Mỹ khi kết hợp với câu chuyện nguồn gốc Á Đông được nhiều khán giả châu Âu đón nhận và cảm thấy thích thú. 

Tuy nhiên khán giả châu Á, đặc biệt là cộng đồng người Hoa đều cảm thấy vô cùng phản cảm. Họ thậm chí lên án dữ dội bộ phim và "tẩy chay" các nghệ sỹ đóng vai chính.

Hình ảnh chuyện tình Đường Tăng và Quan Âm.


Phiên bản Việt Nam: Thầy trò Đường Tăng đều là trẻ con

Năm 2008, ca khúc thiếu nhi mang tên Tây Du Ký với lời Việt cho nhạc sĩ Minh Tâm biên soạn dựa trên bài hát chủ đề của phim Tây Du Ký phiên bản 1986 (Trung Quốc) là  Xin hỏi đường ở nơi đâu đã được dàn dựng thành video ca nhạc.

img

Các nhân vật trong ca khúc thiếu nhi (phải) và trong phim Tây Du Ký.

Trong MV này, bốn nhân vật thầy trò Đường Tăng do các em thiếu nhi thể hiện hết sức hài  hước và sinh động. Không lâu sau, nhiều trang báo mạng của Trung Quốc đã đăng tin và chỉ ra những nhược điểm như Ngộ Không vừa múa gậy vừa múa liên hoàn cước.

Trong khi Trư Bát Giới được gắn mũi và tai lợn khá thô vụng còn Đường Tăng lại là một mỹ nam. Đặc biệt, nhân vật yêu quái trùm bộ trang phục đen thường thấy trong dịp Halloween khiến cư dân mạng nước này phì cười.

Ca khúc Tây Du Ký của thiếu nhi Việt Nam.

Phiên bản Nhật: Đường Tăng diện "cây trắng", Bạch Long Mã biến mất

Năm 2006, đài truyền hình Fuji TV của Nhật đã cho dàn dựng bộ phim truyền hình thể loại hành động, viễn tưởng, thần thoại và hài hước mang tên Tây Du Ký/Saiyūki hay Magic Monkey, do biên kịch nổi tiếng của tuyệt tác Chuyện tình Tokyo là Yuji Sakamoto chấp bút. Phim là phần tiếp nối loạt phim ăn khách cùng tên ra mắt năm 1979 và được khán giả Nhật đón nhận nồng nhiệt.

img

Bốn thầy trò Đường Tăng phiên bản Nhật.

Phim có sự góp mặt của thành viên nhóm nhạc thần tượng SMAP là Shingo Katori và nhiều ngôi sao tên tuổi của điện ảnh Nhật như Atsushi Itō, Teruyoshi Uchimura...

Trong đó, nữ diễn viên nổi tiếng Eri Fukatsu được giao thủ vai nhân vật Đường Tăng/Sanzōhōshi càng khiến nhiều người hâm mộ của Tây Du Ký cảm thấy bất bình. Theo đó, Đường Tăng diện cả "cây trắng" từ đầu đến chân.

img

"Cô nàng" Đường Tăng diện "cây trắng" từ đầu đến chân.

img

Đường Tăng của phiên bản 1979 vẫn cưỡi Bạch Long Mã.

Ngoài đức tính từ bi hỉ xả, nhân vật này luôn thể hiện nét nhu mỳ, nhỏ nhặt của một nữ nhi. Đường Tăng trong phim thường đi bộ thay vì cưỡi Bạch Long Mã như trong nguyên tác và từng xuất hiện trong phần đầu năm 1979.

Ngoài 4 thầy trò Đường Tăng và các nhân vật quen thuộc như Ngưu Ma Vương, Hồng Hài Nhi... Nội dung lẫn tạo hình trong phiên bản Tây Du Ký của Nhật cũng được cho là khác xa so với những gì từng quen thuộc với người yêu Tây Du Ký trước đó.

Kịch bản không bắt đầu với sự kiện Ngộ Không xuất thế, thay vào đó là màn mở đầu phim với tình tiết Hoan Dực đại vương (Kimura) muốn ăn thịt trẻ con, lúc này bốn thầy trò Đường Tăng mới chính thức xuất hiện.

img

Trư Bát Giới được phục trang như một nhân vật hài xiếc tạp kỹ.

Hình ảnh Tôn Ngộ Không/Son Gokū (Shingo Katori) với mái tóc vàng thời trang vô cùng hiện đại, tung hoành xung trận và không hề mang một nét anh hùng hào kiệt vốn có của một Mỹ Hầu Vương. Ngôn ngữ lẫn hành động của nhân vật này cũng mang tính chất gây cười, tấu hài.

Trong khi Trư Bát Giới/Cho Hakkai (Atsushi Itō) lại đội chiếc mũ điểm hổng điểm xanh như quả bí ngô, diện trang phục như nhân vật hề xiếc tạp kỹ

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem