Hiểu biết để không chết vì bệnh dại

Lan Anh Thứ hai, ngày 03/12/2018 06:30 AM (GMT+7)
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, tính từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã có gần 70 ca tử vong do bệnh dại, và ước tính có hàng nghìn người bị chó mèo cắn phải điều trị dự phòng. Những con số đó cho thấy, bệnh dại là mối nguy lớn cho xã hội, người dân cần có sự hiểu biết nhất định về bệnh này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tính mạng của bản thân và những người xung quanh.
Bình luận 0

PGS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, hiện nay, ở Việt Nam bệnh dại còn xuất hiện trên nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Vì vậy, cần nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm cải thiện nhận thức cho cộng đồng, thực hiện các biện pháp phòng chống nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh dại ở người; tăng số điểm tiêm vaccine và tăng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc y tế, nâng cao tỷ lệ tiêm vaccine dại cho chó.

Cơ chế lây bệnh

img

Cần tiêm vaccine dại cho người ngay sau khi bị chó nghi dại cắn (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Theo các chuyên gia, bệnh dại ở người chỉ có thể được ngăn chặn thông qua các biện pháp như tiêm vaccine dại cho người ngay sau khi bị chó nghi dại cắn, bên cạnh đó cần quản lý tốt đàn chó và tiêm vaccine cho chó.

Bệnh dại đã ghi nhận ở hơn 150 quốc gia, lãnh thổ và khu vực. Bệnh gây tử vong khi các triệu chứng biểu hiện trên cả người và động vật.

Bệnh dại (Rabies) là bệnh lây truyền chung giữa động vật và người, do virus dại gây ra.

Virus dại xâm nhập vào cơ thể chủ yếu thông qua vết cắn, được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết.

Virus dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.

Nguồn bệnh và thời gian ủ bệnh:

Cách xử lý khi bị chó, mèo cắn

Người bị chó, mèo cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng, sát khuẩn vết thương bằng cồn iod để chống bội nhiễm và giảm đến mức tối đa số lượng virus dại xâm nhập vào người; đến ngay trung tâm y tế dự phòng gần nhất để được tư vấn về liệu trình điều trị dự phòng, tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam.
Đối với chó, mèo nuôi có đăng ký đã được tiêm phòng dại hằng năm, cần theo dõi con vật trong 14 ngày. Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày.

- Loài mắc: Động vật máu nóng, chủ yếu là chó, mèo.

- Nguồn bệnh: Chủ yếu là chó (trên 90%), mèo nuôi và động vật hoang dã như chó sói, chó rừng, chồn, cầy, cáo và một số loài động vật có vú khác.

- Đường lây truyền: Virus xâm nhập qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.

- Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn. Sau khi bị chó, mèo dại cắn, thời gian ủ bệnh thường từ 1 - 3 tháng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng virus xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Các biểu hiện của bệnh dại ở chó, mèo:

* Ở chó:

- Chó bị dại có dấu hiệu khác thường như trốn vào góc tối, kín đáo, tru lên từng hồi; bồn chồn, nhảy lên đớp không khí. Chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu.

- Chó bỏ ăn, sốt, có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được, chảy nước dãi, sùi bọt mép, bồn chồn, sợ sệt, đi lại không có chủ định, trở nên dữ tợn, điên cuồng. Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về; trên đường đi, gặp vật gì lạ cũng cắn gặm, tấn công chó khác, kể cả người.

- Thời kỳ bại liệt: Chó bị liệt, không nuốt được thức ăn, nước uống, liệt hàm, lưỡi, trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy ra, chân sau liệt.

- Chó chết trong khoảng từ 3 - 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, do liệt cơ hô hấp và kiệt sức vì không ăn uống được.

* Ở mèo:  

- Mèo ít bị mắc dại hơn chó, bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó.

- Mèo hay núp mình vào chỗ vắng, hay kêu, bồn chồn như khi động dục; khi người chạm vào thì nó cắn mạnh và hăng, tạo vết thương sâu.

Các biện pháp phòng, chống bệnh dại:

- Hạn chế nuôi chó; Tiêm vaccine phòng dại cho chó;  Chó nuôi phải xích, nhốt; Chó ra đường phải có rọ mõm.

- Người bị chó, mèo nghi bị dại cắn phải đi tiêm phòng sớm và đầy đủ. Không nên điều trị thuốc nam khi bị chó, mèo nghi bị dại cắn. Trường hợp người có nguy cơ cao với virus dại như người làm nghề giết mổ chó, người đi đến khu vực có lưu hành bệnh dại cần đến cơ sở y tế, trung tâm y tế  để khám, tư vấn và tiêm vaccine dự phòng.

- Đối với người bị chó, mèo nghi dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh, cần đến ngay trung tâm y tế hoặc các trạm y tế phường để được khám, tư vấn và tiêm phòng vaccine dại càng sớm càng tốt.

- Đối với động vật bị dại hoặc nghi mắc bệnh dại, gia đình cần phối hợp với cơ quan thú y, chính quyền địa phương xử lý. Thực hiện tiêu hủy động vật bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dại, vệ sinh, khử trùng tiêu độc vùng ổ dịch. Tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nhốt, cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh dại. Không được vận chuyển đưa chó mèo ra, vào vùng có dịch.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem