Tăng năng suất
Kết quả thực tế cho thấy, phân lân Văn Điển giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất lúa. Ảnh: Đ.D
Diện tích canh tác lúa của Việt Nam ước khoảng 4,127 triệu ha, diện tích gieo trồng lúa biến động trên dưới 7,35 triệu ha, đất được xếp vào 6 nhóm chính: Bạc màu, phù sa sông Hồng, phù sa sông Cửu Long, phù sa hệ thống sông khác, đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động, đất mặn, đất cát ven biển. Hầu hết đất trồng lúa đều chua, hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu trong đất đều nghèo trừ một số vùng đất trong nhóm đất phù sa. Vì vậy bón phân lân nói chung và bón phân lân Văn Điển nói riêng cho lúa sẽ có tác dụng. Hiệu lực phân lân nung chảy Văn Điển đối với lúa cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống cây trồng, mùa vụ, phương pháp bón. Trong đó loại giống có vị trí quan trọng. Hiện nay đa số diện tích sử dụng giống lúa có năng suất cao, nhu cầu dinh dưỡng lớn, trong đó có lân nên hiệu quả phân lân Văn Điển rất rõ. Tổng hợp một số kết quả thí nghiệm của Trung tâm Nông nghiệp đồng Tháp Mười, hiệu lực của phân lân nung chảy Văn Điển với lúa trên đất phèn Đồng Tháp Mười với 3 liều lượng (20-40-60kg P2O5/ha): vụ đông xuân 89-90 so với đối chứng bón phân lân nung chảy Văn Điển năng suất tăng: 15,5 tạ/ha, hiệu suất kg thóc/kg P2O5: 38,7; vụ hè thu 89-90 so với đối chứng bón phân lân nung chảy Văn Điển năng suất tăng: 28,1 tạ/ha, hiệu suất kg thóc/kg P2O5: 70,0.
Cải thiện độ phì nhiêu của đất
Trong 50 năm qua nhất là trong vòng 30 năm trở lại đây nhờ có thâm canh, độ phì nhiêu của đất lúa đã được cải thiện rõ rệt nhất là độ chua của đất, hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu trong đất. Qua lấy mẫu và phân tích 13 chỉ tiêu hóa học của 4 nhóm đất của tiến sĩ Trần Minh Tiến và cộng sự (Viện Thổ nhưỡng nông hóa): Độ phì nhiêu đất lúa đồng bằng sông Hồng có nhiều chỉ tiêu được cải thiện rõ rệt nhất là hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu, độ chua của đất: Đất bạc màu: lân tổng số: 0,08( ± 0,01), lân dễ tiêu: 22,6(± 2), pH KCl: 4,9(±1). Đất phù sa: Lân tổng số: 0,17(±0,03), lân dễ tiêu: 25,6(± 8), pH KCl: 4,3(±0,4). Đất mặn: Lân tổng số: 0,16(±0,03), lân dễ tiêu: 25,6(±7), pH KCl: 4,3(±0,2). Đất phèn: Lân tổng số: 0,10(±0,01), lân dễ tiêu: 9,4(±1,98), pH KCl: 3,7(±0,06). Như vậy hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu trong một số vùng đất thuộc 4 nhóm đất lúa ở nước ta, nhất là vùng đồng bằng sông Hồng đã được cải thiện đáng kể. Hiệu lực của phân bón Văn Điển trên đất trồng lúa của Hà Nam và Hà Tây qua 5 thí nghiệm năm 1990-1991 của Viện Thổ nhưỡng nông hóa vụ đông xuân với lượng 90kg P2O5/ha: Bón phân lân nung chảy Văn Điển so với đối chứng năng suất tăng: 7,7 tạ/ha, hiệu suất kg thóc/kg P2O5: 8,1.
Qua kết quả nghiên cứu của các thí nghiệm trên đề nghị: Khi gieo cấy một số giống lúa mới, nông dân cần hiểu biết về đặc điểm dinh dưỡng của giống đó, nhất là dinh dưỡng lân để bón phân lân có hiệu quả. Hiện nay đất trồng lúa đã có những biến đổi nhất là lân. Vì vậy cần đánh giá cụ thể một số chỉ tiêu nông hóa của đất trồng lúa để giúp nông dân sử dụng phân bón nói chung và lân nói riêng có hiệu quả.
Lân Văn Điển là phân đa yếu tố, vì ngoài thành phần dinh dưỡng gồm: P2O5:15-17%, CaO: 28-34%, MgO: 15-18% và SiO2: 24-30%, còn các chất vi lượng: B, Mn, Zn, Cu, Co… Hàm lượng dinh dưỡng cao trên 90%. Là phân đa tác dụng, lân Văn Điển vừa có tác dụng như phân bón, vừa có khả năng giảm độ chua trong đất, hạn chế độc hại của sắt, nhôm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.