Tây Ninh là tỉnh biên giới vùng Đông Nam bộ, gồm 8 huyện, 1 thành phố và 80 xã, trong đó có đến 20 xã biên giới.
Tỉnh bắt đầu triển khai xây dựng NTM từ năm 2010 với xuất phát điểm rất thấp. Bình quân mỗi xã chỉ đạt 3,1 tiêu chí; có 68 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã hầu như không đáp ứng được yêu cầu.
Thu nhập bình quân khu vực nông thôn thời điểm này chỉ đạt 17,3 triệu đồng/người. Sản xuất nông nghiệp thiếu quy hoạch, chịu nhiều rủi ro. Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.
Ông Võ Đức Trong – Giám đốc Sở NNPTNT Tây Ninh cho biết, công tác triển khai xây dựng NTM thời gian đầu gặp khá nhiều lúng túng ở cả 3 cấp; thiếu giải pháp cụ thể hàng năm; chậm hoàn thành việc lập quy hoạch, đề án NTM; chất lượng quy hoạch còn nhiều mặt hạn chế.
Trong quá trình xây dựng NTM, vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước, nguồn lực huy động từ doanh nghiệp và nhân dân tại các huyện, thành phố còn thấp.
Thời gian đầu xây dựng NTM còn nhiều khó khăn trong huy động sức dân.
“Thiếu cơ chế, chính sách riêng cho xây dựng NTM, nhất là về phát triển sản xuất, hỗ trợ trong xây dựng cơ sở hạ tầng,.. từ đó thiếu giải pháp trong huy động nguồn lực trong dân”, ông Trong nói.
Sau khi xây dựng lại quy hoạch cụ thể đề án xây dựng xã NTM, các nội dung đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Chính quyền tỉnh cũng rút ra nhiều bài học trong công tác lãnh đạo và phân bổ nguồn lực hợp lý.
NTM đã cải thiện rõ rệt ý thức trách nhiệm cộng đồng.
NTM đã cải thiện rõ rệt ý thức trách nhiệm cộng đồng. Diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn tuy còn không ít hạn chế nhưng cơ bản đã có nhiều thay đổi rõ nét.
Đến cuối năm 2018, Tây Ninh có 36/80 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 8 xã biên giới. Số tiêu chí bình quân/xã: 16,8 tiêu chí, tăng 04 tiêu chí so với năm 2015. Không có xã nào dưới 10 tiêu chí.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt 50 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 1,3%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT 81%; tỷ lệ hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh 99%.
Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển biến rõ nét theo hướng tập trung đáp ứng hội nhập kinh tế thế giới, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường và công nghiệp chế biến.
Tây Ninh đã chuyển đổi 10.000 ha lúa, cao su, mía,… sang trồng cây ăn quả, khoai mì, làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.
Chăn nuôi phát triển khá mạnh theo mô hình trang trại, quy mô lớn, chăn nuôi khép kín có bước tăng trưởng vượt bậc, dự kiến đến năm 2020, tỷ lệ chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại tập trung công nghiệp, bán công nghiệp chiếm trên 70% tổng đàn.
Thời gian qua, toàn tỉnh đã thu hút 57 dự án đầu tư vào nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với tổng vốn đầu tư trên 2.100 tỷ đồng.
Tây Ninh vừa đưa vào hoạt động nhà máy chế biến rau quả Tanifood với tổng mức đầu tư 1.820 tỷ đồng, công suất 500 tấn nguyên liệu/ngày với nhu cầu diện tích vùng nguyên liệu 7.125 ha...
Trang trại bò sữa Vinamilk Tây Ninh đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với tổng đàn 8.000 con.
Tây Ninh cũng đã hình thành các mô hình theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; các mô hình nông nghiệp công nghệ cao trồng hoa nhà kính, dưa lưới giúp tăng nhanh doanh thu, lợi nhuận tăng 3-4 lần so với sản xuất truyền thống.
Sắp tới Tây Ninh sẽ thực hiện thêm nhiều giải pháp để tạo đột phá cho bộ mặt nông thôn,...
..., đẩy mạnh triển khai đề án OCOP mỗi xã một sản phẩm...
... tiến tới tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân.
“Sắp tới, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh thực hiện thêm nhiều giải pháp để tạo đột phá cho bộ mặt nông thôn; nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân”, ông Trong chia sẻ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.