Học cách sản xuất, tiếp thị, bán hàng, nhà nông có thu nhập cao hơn

Thu Hà Thứ tư, ngày 28/06/2017 14:35 PM (GMT+7)
Sáng 27.6, trong khuôn khổ hoạt động của chương trình Rừng và Trang trại (FFF) Việt Nam, Ban Quản lý chương trình thuộc T.Ư Hội NDVN đã tổ chức khóa đào tạo kỹ năng phân tích thị trường và nâng cao năng lực kinh doanh giai đoạn 3 và 4 cho các tổ hợp tác (THT) sản xuất rừng và trang trại ở 4 tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Phú Thọ.
Bình luận 0

img

Các học viên là những nông dân miền núi, trồng rừng, làm trang trại rừng trao đổi về kiến thức tiếp thị, kinh doanh và vận hành chuỗi sản phẩm với giảng viên khóa đào tạo.

Là đại diện trong 6 THT tham gia khóa đào tạo, anh Đinh Viết Mười – Tổ trưởng THT Lâm sinh xã Yên Đổ, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) cho biết, hiện THT có 24 thành viên tham gia sản xuất 100ha rừng theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, theo anh Mười, hiện thị trường tiêu thụ của THT chủ yếu vẫn là các thương lái và doanh nghiệp nhỏ, chưa có hợp đồng ký kết ràng buộc cụ thể. “Về cơ bản, trong giai đoạn 1 và 2 của khóa đào tạo, từ các hộ sản xuất nhỏ lẻ các thành viên đã biết liên kết với nhau, kết quả là thu nhập được cải thiện rõ rệt.

"Tuy nhiên để xây dựng một tổ chức kinh doanh lâm nghiệp do chúng tôi – những người nông dân làm chủ rất cần sự định hướng, tư vấn về tầm nhìn, chiến lược dài hạn và các kỹ năng kinh doanh bài bản. Chúng tôi rất hào hứng với khóa đào tạo kỹ năng phân tích thị trường và nâng cao năng lực kinh doanh giai đoạn 3 và 4 của chương trình FFF lần này” - ông Mười nhấn mạnh.

img

Tổ hợp tác bản Lem, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình (Yên Bái) chia sẻ 

cách tính trữ lượng gỗ trồng. Ảnh:  Thu Hà

 Ông Nguyễn Xuân Định  – Trưởng ban Hợp tác quốc tế (T.Ư Hội NDVN), Giám đốc chương trình FFF Việt Nam cho biết, từ ngày 27.6 – 30.6, trong khuôn khổ hoạt động, Ban Quản lý Chương trình tổ chức khóa đào tạo kỹ năng phân tích thị trường và nâng cao năng lực kinh doanh giai đoạn 3 và 4 nhằm hỗ trợ các tổ chức kinh doanh lâm nghiệp đánh giá những điểm mạnh yếu của họ từ các khía cạnh thị trường, xã hội, môi trường, công nghệ, và pháp luật trước khi thành lập một doanh nghiệp.

“Dựa trên đánh giá này, người nông dân có thể biết cách tự tìm ra các sản phẩm tiềm năng, xây dựng kế hoạch kinh doanh, và điều hành tổ chức của mình ngay cả khi kinh phí tài trợ kết thúc” - ông Định nhấn mạnh.

Được biết, đến nay sau hơn 2 năm, chương trình FFF Việt Nam đã thành lập được 9 THT, HTX tham gia vào 5 chuỗi sản phầm gồm gỗ keo, gỗ mỡ, quế, hồi và chè. Nhờ liên kết sản xuất theo chuỗi, doanh thu của các THT tăng từ 3 – 12% so với trước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem