Phát tiển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao ở Hải Dương được hỗ trợ thế nào?
Hải Dương: Nganh chức năng nói, nhiều chính sách nói, cho nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao
Nguyễn Việt
Thứ tư, ngày 27/11/2024 18:24 PM (GMT+7)
Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương với nông dân tỉnh Hải Dương vào chiều 26/11, nhiều cán bộ, hội viên nông dân quan tâm đến các chính sách hỗ trợ của tỉnh trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, công nghệ cao và chuyển đổi số. Những ý kiến được đại diện ngành chức năng của tỉnh Hải Dương giải đáp cụ thể.
Hải Dương quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, công nghệ cao
Theo đó, bà Trần Thị Tuần, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện có đề nghị Tỉnh quan tâm hơn nữa chính sách hỗ trợ cho xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ, nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển một số sản phẩm chủ lực, đặc sản của từng địa phương. Đề nghị Tỉnh tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi số, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Đối với nhưng ý kiến, nguyện vọng này, đã được bà Phạm Thị Đào, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương trả lời, giải đáp cặn kẽ, cụ thể.
Theo đó, đối với ý kiến của bà Trần Thị Tuần, Bà Đào cho hay chính sách hỗ trợ cho xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ, nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển một số sản phẩm chủ lực, đặc sản của từng địa phương; chính sách hỗ trợ chuyển đổi số, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đã được tỉnh ban hành và quy định cụ thể tại Nghị quyết số 14/2023/NQ HĐND ngày 06/11/2023 và Nghị quyết số 23/2023/NQ HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Cụ thể:
1. Hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP phục vụ xuất khẩu; hỗ trợ chuyển đổi số, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm:
a) Điều kiện: Vùng sản xuất hữu cơ, GlobalGAP có quy mô tối thiểu từ 10ha/vùng trở lên; vùng sản xuất VietGAP có quy mô tối thiểu từ 5ha/vùng trở lên; Có hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm;
c) Chính sách hỗ trợ:
- Hỗ trợ chi phí đánh giá cấp mã số vùng trồng mới và đánh giá duy trì mã số vùng trồng: 03 triệu đồng/1 mã số vùng trồng/năm; Hỗ trợ chi phí đánh giá cấp mã số cơ sở đóng gói và đánh giá duy trì mã số cơ sở đóng gói: 02 triệu đồng/1 mã số cơ sở đóng gói/năm.
- Hỗ trợ một lần chi phí mua phân bón hữu cơ hoặc thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất ra sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP phục vụ xuất khẩu: 05 triệu đồng/ha; Hỗ trợ chi phí tư vấn, tập huấn, đánh giá, cấp giấy chứng nhận: 150 triệu đồng/vùng đối với vùng sản xuất hữu cơ, GlobalGAP; 06 triệu đồng/ha đối với vùng sản xuất VietGAP; Hỗ trợ vùng xuất khẩu chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm nhằm kiểm soát tính tuân thủ tiêu chuẩn của rau, củ, trái cây xuất khẩu theo các quy định của nước nhập khẩu: 05 triệu đồng/vùng/năm.
2. Hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp phát triển du lịch
a) Điều kiện: Vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp phát triển du lịch có quy mô từ 100ha trở lên, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ 50% chi phí xây dựng hạ tầng trong vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch, nhưng không quá 200 triệu đồng/ha.
Bà Đào cũng thông tin, tỉnh Hải Dương còn "Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm".
Theo đó, các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ được tỉnh đặc biệt quan tâm, hỗ trợ thực hiện với hàng hoạt sự kiện lớn như: Hội nghị Kết nối Xúc tiến tiêu thụ vải và nông sản tỉnh Hải Dương; Lễ Hội thu hoạch cà rốt; Lễ Hội vải thiều Thanh Hà; Phiên chợ "Nông sản, Đặc sản vùng miền"; Lễ hội lúa rươi; Lễ mở vườn nhãn xuất khẩu; Lễ hội hành, tỏi ...
Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến tiêu thụ, quảng bá sản phẩm nông sản còn được sự vào cuộc rất tích cực của các ngành: Sở Công thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên minh HTX tỉnh; Hội nông dân... tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; đưa sản phẩm nông sản đi quảng bá, giới thiệu tại các tỉnh...
Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, thị trường tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khởi sắc, hầu hết các loại nông sản đều được tiêu thụ kịp thời, không xảy ra tình trạng ứ đọng...
Bà Đào thông tin thêm: HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 23/2023/NQ HĐND ngày 08/12/2023 về việc Ban hành Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Theo đó, tỉnh có hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới với mức: 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; 30 triệu đồng/đơn đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới; 60 triệu đồng/đơn đối với đơn đăng ký bảo hộ ở nước ngoài. Các sản phẩm sau khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ đã được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, uy tín và giá trị sản phẩm sản phẩm được nâng cao.
"Vì vậy, đề nghị bà Trần Thị Tuần và các cấp hội, UBND xã Chi Năng Nam tích cực tuyên truyền các cơ chế chính sách của tỉnh và hướng dẫn liên hệ với UBND cấp xã để tiếp cận chính sách", bà Đào cho hay.
Nông dân mong muốn tăng chỉ tiêu hỗ trợ nhà màng, nhà lưới
Cũng chung tâm tư mong muốn tỉnh hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao, trong đó hỗ trợ nhà màng, nhà lưới, ông Nguyễn Văn Khắc, Hội Nông dân xã Văn Hội, huyện Ninh Giang đề nghị UBND tỉnh tăng chỉ tiêu hỗ trợ nhà màng, nhà lưới hằng năm cho các huyện. Vì hiện nay mức kinh phí phân bổ thấp mà nhu cầu nhiều (Ninh Giang gần 70.000m2 nhà màng, mới được hỗ trợ 9.000m2).
Giải đáp tâm tư của ông Nguyễn Văn Khắc, bà Phạm Thị Đào, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Dương thông tin, theo đó giai đoạn 2021-2023, diện tích nhà màng tỉnh Hải Dương tăng đột biến từ 21,5 ha năm 2020 lên 91ha năm 2024. Giá trị thu được từ sản xuất trong nhà màng, nhà lưới từ 1-3 tỷ đồng/ha/năm; nhiều gia đình có thu nhập từ 300-500 triệu đồng/năm đã đưa Hải Dương trở thành tỉnh dẫn đầu toàn vùng Đồng bằng sông Hồng về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Tuy nhiên, do phải cân đối ngân sách hỗ trợ cho nông nghiệp nên năm mỗi năm chỉ hỗ trợ được khoảng 5ha, chia trung bình, mỗi địa phương hỗ trợ được 1-2 nhà, chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu thực tế. Từ năm 2023 đến nay, nông dân trên địa bàn tỉnh nhiều lần kiến nghị tỉnh tiếp tục tăng diện tích hỗ trợ nhà màng để đảm bảo sự công bằng khi tiếp cận chính sách và giúp người dân giảm bớt khó khăn giai đoạn đầu sản xuất (chi phí đầu tư xây dựng nhà màng trung bình khoảng 300.000đ/m2).
Tháng 9/2024, cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề trên toàn bộ diện tích nhà màng của tỉnh đã gây ra khó khăn rất lớn cho người làm nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng. Theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh không có nội dung hỗ trợ nhà màng bị thiệt hại do thiên tai. Do vậy, toàn bộ diện tích này không được được hỗ trợ khắc phục sau thiên tai.
Để hỗ trợ cho người dân, HĐND tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 19/2024/NQ-HĐND ngày 14/11/2024, theo đó không quy định giới hạn diện tích xây dựng nhà màng trong năm 2024 và năm 2025 trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện tăng quy mô hỗ trợ, khuyến khích được nhiều hơn người sản xuất đầu tư xây dựng mới và xây dựng lại các diện tích nhà màng để trồng rau màu, hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao, ổn định đời sống, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Việc hỗ trợ này sẽ tập trung ưu tiên những người sản xuất đầu tư xây dựng nhà màng và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ xây dựng nhà màng trước đó từ Đề án. Đối tượng, điều kiện và trình tự hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 06/11/2023 của HĐND tỉnh Hải Dương, Hướng dẫn liên ngành số 411/HDLN-NN&PTNT-STC ngày 05/3/2024 của liên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Sở Tài chính.
Bà Đào cũng đề nghị ông Nguyễn Khắc Hội và các đại biểu dự Hội nghị đối thoại hôm nay tuyên truyền đến các hộ nông dân xây dựng nhà màng liên hệ với UBND cấp xã để đăng ký và tiếp cận chính sách của tỉnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.