Học sinh rôm rả dự đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023: Giáo viên cảnh báo

Tào Nga Thứ năm, ngày 08/06/2023 10:07 AM (GMT+7)
Dự đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023 đang trở thành đề tài bình luận rôm rả trên nhiều trang mạng xã hội.
Bình luận 0

Đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023 vào tác phẩm nào?

Theo kế hoạch của Sở GDĐT Hà Nội đã được UBND TP.Hà Nội phê duyệt về công tác tuyển sinh đầu cấp lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024, kỳ thi sẽ được tổ chức 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ trong thời gian 2 ngày từ 10-11/6.

Cụ thể, sáng 10/6, học sinh sẽ thi môn Ngữ văn với thời gian làm bài 120 phút. Buổi chiều, học sinh thi môn Ngoại ngữ, thời gian làm bài 60 phút. Sáng ngày 11/6, học sinh thi môn Toán, thời gian làm bài 120 phút. 

Đây là kỳ thi quan trọng, cam go được ví hơn cả thi đại học. Trong tâm trạng lo lắng, hoang mang trước khi kỳ thi sắp diễn ra, rất nhiều thí sinh đã lên mạng rôm rả bình luận dự đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023 vào tác phẩm nào. 

Bạn có tên Đặng Minh Quân hóm hỉnh chia sẻ: "Tối hôm qua mơ nhà cháy, mạnh dạn đoán đề cho các sĩ tử 2008 vào Bếp Lửa". Nhiều bạn cũng hưởng ứng theo: "Nóng này chỉ có bếp lửa mới làm mát được, độc trị độc".

Học sinh rôm rả dự đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023: Giáo viên cảnh báo - Ảnh 1.

Học sinh rôm rả dự đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023: Giáo viên cảnh báo - Ảnh 2.

Học sinh rôm rả dự đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023: Giáo viên cảnh báo - Ảnh 3.

Học sinh rôm rả dự đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023: Giáo viên cảnh báo - Ảnh 4.

Học sinh rôm rả dự đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023: Giáo viên cảnh báo - Ảnh 5.

Có thí sinh khác mạnh dạn đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023 vào các tác phẩm như Bếp lửa, Nói với con, Những ngôi sao xa xôi là dễ vào nhất.

Học sinh rôm rả dự đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023: Giáo viên cảnh báo - Ảnh 6.

Học sinh rôm rả dự đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023: Giáo viên cảnh báo - Ảnh 7.

Đưa ra 5 dự đoán đề thi Văn vào lớp 10, bạn Nguyễn Cường cho hay: "Đề tài người lính trong văn học bao giờ cũng là đề tài được nhiều sự quan tâm. Nhưng tác phẩm Đồng chí vừa mới thi năm 2021 nên tỉ lệ ra khá thấp, chỉ còn lại Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Lưu ý những dự đoán trên chỉ là dựa trên phỏng đoán của cá nhân, mọi người có thể tham khảo chứ không nên học tủ, học lệch".

Theo chia sẻ của Sở GDĐT Hà Nội, đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GDĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Trong đó, đề thi môn Toán và Ngữ văn bảo đảm 4 cấp độ nhận thức gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và có một số câu ở cấp độ vận dụng.

Đề thi Văn vào lớp 10 và những điều thí sinh cần lưu ý

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, cô Trần Thị Thúy Ngần, giáo viên trường THCS Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội nhắn nhủ đến học sinh: "Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024 của TP.Hà Nội đã đến. Thời gian còn lại càng ít ỏi thì có lẽ tâm trạng lo lắng càng dâng lên trong các em cũng như các bậc phụ huynh. Trước mắt các em là ba môn thi: Ngữ văn, Anh, Toán. Trong đó, môn Anh, Toán kiến thức cơ bản đã ổn định. Riêng môn Ngữ văn, càng đến thời điểm những ngày cuối chuẩn bị cho kỳ thi vô cùng quan trọng này thì phụ huynh và học sinh càng nhiều băn khoăn lo lắng. 

Học sinh rôm rả dự đoán đề thi Văn vào 10 Hà Nội năm 2023: Giáo viên cảnh báo - Ảnh 8.

Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 năm 2023. Ảnh: Tào Nga

Vẫn biết có dạng câu hỏi, dạng đoạn văn nhưng mỗi văn bản văn học lại là một đơn vị kiến thức khá độc lập. Đâu đó xôn xao những câu hỏi quen thuộc: không biết thi vào bài nào? Trọng tâm vấn đề gì?... Trong những ngày này, cũng không ít các em bắt đầu học tủ theo cái gọi là "trọng tâm". Điều gì sẽ xảy ra nếu các em "lệch tủ"?... Hơn ai hết, các em hãy bình tĩnh, làm chủ kiến thức, vận dụng tốt kỹ năng để chủ động, tự tin, vững vàng khi bước chân vào phòng thi cũng như khi làm bài thi.

Vậy, để có được sự chủ động, tự tin ấy, các em cần làm gì?

1. Hãy bình tĩnh, tạo cho mình tâm thế thoải mái, tranh thủ thời gian để rà soát lại kiến thức cơ bản của từng bài. Để bớt phần nặng nhọc cho việc rà soát, các em có thể loại trừ các kiến thức đã thi:

- Năm 2010: Chiếc lược ngà (Tình cảm của ông Sáu với con); Bếp lửa (Khổ đầu).

- Năm 2011: Nói với con (Vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình); Chuyện người con gái Nam Xương (Phẩm chất của Vũ Nương).

- Năm 2012: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Khổ 1,2); Lặng lẽ Sa Pa (Giới thiệu tác phẩm).

- Năm 2013: Mùa xuân nho nhỏ (Khổ 5); Hoàng Lê nhất thống chí (Người chiến sĩ bảo vệ biển đảo).

- Năm 2014: Chiếc lược ngà (Tình cảm của bé Thu với ba); Nói với con (Bốn câu thơ cuối- cội nguồn của mỗi người, trách nhiệm của cá nhân với đất nước hiện nay).

- Năm 2015: Đoàn thuyền đánh cá (Khổ 1 + khổ cuối); Những ngôi sao xa xôi (Mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể).

- Năm 2016: Phong cách Hồ Chí Minh (Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc); Bếp lửa (Khổ cuối).

- Năm 2017: Nói với con (4 câu đầu – Tình yêu thương); Làng  (Hình ảnh người nông dân trong kháng chiến).

- Năm 2018: Đoàn thuyền đánh cá (Khổ 6); Chuyện người con gái Nam Xương (Vai trò của gia đình trong cuộc sống).

- Năm 2019: Sang thu (Khổ đầu + khổ cuối); Ngữ liệu ngoài chương trình (Hoàn cảnh khó khăn là cơ hội khám phá khả năng của chính mình).

- Năm 2020: Viếng lăng Bác (Khổ 2,3); Ngữ liệu ngoài chương trình (Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách mỗi người).

- Năm 2021: Đồng chí (12 câu đầu); Ngữ liệu ngoài chương trình (Tri thức làm nên giá trị con người).

- Năm 2022: Mùa xuân nho nhỏ (Khổ 1); Ngữ liệu ngoài chương trình (vai trò của ước mơ và khát vọng đối với tuổi trẻ).

Đối với mỗi bài, các em xem lại đặc sắc nghệ thuật và nội dung của cả bài cũng như từng đoạn. Với thơ, gạch chân và bám sát từ ngữ, hình ảnh để ra nghệ thuật, nội dung phân tích. Với truyện, các em bám sát chi tiết, trình tự chi tiết để hiểu nhân vật và phân tích, bình giá nghệ thuật, nội dung cho phù hợp.

2. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết mang vào phòng thi

- Đồng hồ đeo tay không có chức năng đặc biệt (nhắn tin, gọi điện, soạn thảo văn bản...) để theo dõi thời gian làm bài

- Bút viết : khoảng 3 chiếc bút mực cùng loại, cùng màu mực (xanh hoặc đen), mực đều, mực không quá đậm cũng không quá nhạt; 1 chiếc bút chì để gạch chân tạm (gạch mờ) yếu tố tiếng Việt trong đoạn văn, sau khi kiểm tra chắc chắn thì gạch chân lại bằng bút mực; 1 chiếc thước kẻ để gạch chân yếu tố tiếng Việt trong đoạn văn.

3. Khi vào phòng thi: Tâm lý bình tĩnh, tự tin. Nhận tờ giấy thi cần kiểm tra kỹ 4 mặt giấy. Nếu giấy có dấu hiệu bất thường (bị rách, có vết bẩn, không có dòng kẻ ngang...) thì đề nghị cán bộ coi thi đổi tờ giấy khác. Sau đó ghi đầy đủ thông tin cần thiết theo hướng dẫn của cán bộ coi thi.

Nhận đề: Đọc kỹ đề một lượt; xác định các từ khóa nêu yêu cầu trong từng câu của đề, đặc biệt là câu viết đoạn văn nghị luận văn học

Làm bài: Nên làm lần lượt để tránh bỏ sót câu, sót ý (với câu hỏi có nhiều ý hỏi); Nên làm lần lượt từ phần I đến phần II của đề. Trong mỗi phần thì làm từ câu hỏi nhỏ rồi đến đoạn văn.

Nên phân chia thời gian làm cho bài hợp lý: 

Phần I : khoảng 60 phút.

Phần II: khoảng 50 phút.

Nên dành thời gian khoảng 5-10 phút cuối giờ để đọc soát lại bài thi. Trình bày bài cẩn thận, rõ ràng, sạch đẹp, không có ký hiệu gì đặc biệt trong bài thi.

Chúc các em học sinh thật bình tĩnh, tự tin, đạt thành tích cao môn Ngữ văn trong kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024!".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem