Hội Nông dân Việt Nam làm việc với Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương

Thu Hà Thứ tư, ngày 03/08/2022 20:03 PM (GMT+7)
Chiều 3/8, tại trụ sở cơ quan T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã diễn ra chương trình làm việc giữa Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật T.Ư với T.Ư Hội NDVN.
Bình luận 0

Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) T.Ư; đồng chí Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN, Ủy viên Hội đồng phối hợp PBGDPL T.Ư cùng chủ trì, điều hành hội nghị.

Đa dạng các hình thức tuyên truyền pháp luật

Báo cáo hoạt động của Ủy viên Hội đồng phối hợp PBGDPL T.Ư, bà Nguyễn Thị Vân Anh - Thủ trưởng cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư Hội NDVN cho biết: Hội NDVN là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân. Hệ thống tổ chức Hội gồm 4 cấp từ T.Ư đến cơ sở và các chi, tổ hội ở thôn, ấp, bản, làng; gồm 63 Hội ND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, 674 Hội ND cấp huyện; 9.903 Hội ND cấp xã; 80.410 chi hội; 143.053 tổ Hội; 100% xã, phường, thị trấn có nông dân có tổ chức Hội với 10,2 triệu hội viên. 

Từ năm 2021 đến nay, các cấp Hội ND đã phối hợp với ngành tư pháp, Thanh tra… tổ chức được trên 76.150 buổi tuyên truyền pháp luật cho hơn 5,9 triệu lượt cán bộ, hội viên, nông dân về chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tăng cường phổ biến giáo dục, pháp luật cho nông dân - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tuyết Minh

Thời gian tới, Hội ND sẽ xây dựng đề án Hội NDVN tham gia chương trình tuyên truyền PBGDPL đến với nông dân. Trong đề án sẽ thực hiện rõ các nội dung, đó là xác định đối tượng, lực lượng tuyên truyền, hình thức tuyên truyền, đặc biệt là chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của cuộc Cách mạng 4.0.

T.Ư Hội đã phối hợp biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến pháp luật trên 5.000 cuốn "Sổ tay phổ biến pháp luật cho nông dân"; trên 95.000 tờ gấp tuyên truyền pháp luật.

Cùng với việc tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống báo chí của Hội như Báo NTNN, Báo điện tử Dân Việt, Tạp chí Nông Thôn Mới, các cấp Hội các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thi sân khấu hóa… giúp nông dân dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng trong thực tiễn.

Một trong những hoạt động nổi bật của các cấp Hội trong công tác tuyên truyền, PBGDPL của các cấp Hội năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 là xây dựng các mô hình điểm PBGDPL hiệu quả. Cụ thể các cấp Hội đã xây dựng và duy trì gần 100 mô hình điểm về "Hội ND tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội" ở những nơi có các dự án thu hồi nhiều đất nông nghiệp, những địa bàn nhạy cảm về tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội có liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo có khiếu kiện phức tạp.

Bên cạnh đó, các cấp Hội NDVN cũng đã thành lập và duy trì 6.480 câu lạc bộ nông dân với pháp luật với hơn 185.700 thành viên tham gia. Đây vừa là mạng lưới tuyên truyền pháp luật, hòa giải viên, vừa là lực lượng nòng cốt trong phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động chấp hành pháp luật ở thôn ấp, bản làng.

Tăng cường phổ biến giáo dục, pháp luật cho nông dân - Ảnh 3.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã thông tin thêm về những hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội Nông dân trong thời gian qua.

Tích cực tham gia hoà giải ở cơ sở

Hiện nay, các cấp Hội có đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật với hơn 21.600 báo cáo viên, tuyên truyền viên. Các cấp Hội đã phối hợp tổ chức được 20.410 lớp tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tham gia hoà giải cơ sở cho hơn 1,8 triệu lượt cán bộ Hội, báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Các cấp Hội đã chủ động cử cán bộ tham gia cùng với chính quyền và thanh tra cùng cấp tham gia trên 35.900 buổi tiếp công dân định kỳ với hơn 67.400 lượt người; đồng thời tiếp nhận và tham gia giải quyết trên 27.080 đơn thư.

Nhiều nơi, Hội ND các cấp đã chủ động đề xuất cùng chính quyền tổ chức đối thoại, tiếp thu các phản ánh, kiến nghị, đề xuất các giải pháp phù hợp. Đặc biệt, các vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài đã được các cấp Hội tham gia, đề xuất nội dung, giải pháp khả thi và giải quyết dứt điểm vụ việc, không để trở thành "điểm nóng", bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên nông dân.

Công tác tham gia hoà giải cơ sở được Hội ND cơ sở thực hiện tốt. Theo báo cáo của các tỉnh, thành hội hiện có hơn 220.270 thành viên là các bộ hội các cấp tham gia vào trên 127.000 tổ hoà giải. Hội ND các cấp đã tham gia với các ngành, đoàn thể hoà giải hơn 47.260 vụ việc.

Tăng cường phổ biến giáo dục, pháp luật cho nông dân - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương phát biểu tại biểu làm việc. Ảnh: Tuyết Minh

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đánh giá cao công tác tuyên truyền, PBGDPL thuộc chức năng, nhiệm vụ của T.Ư Hội NDVN được triển khai rộng khắp, có chiều sâu, với cách làm phong phú hiệu quả. Để phát huy những kết quả đạt được, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị Hội NDVN tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, lấy chuyển biến về nhận thức, ý thức pháp luật là nền tảng để thực hiện, chấp hành pháp luật. Đồng thời xác định hoạt động tuyên truyền PBGDPL phải lấy nông dân là trung tâm nòng cốt.

Bên cạnh đó, cần quan tâm tăng cường năng lực cho người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tiếp tục phát huy các mô hình tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là ở cơ sở…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng giao Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phối hợp Cơ quan Ủy ban Kiểm tra T.Ư Hội NDVN để có kế hoạch triển khai cụ thể trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Bùi Thị Thơm cho biết 3 khó khăn lớn hiện nay trong công tác tuyên truyền PBGDPL, đó là: trình độ nhận thức của người nông dân còn thấp, địa bàn vùng nông thôn rộng lớn; điều kện trang thiết bị còn thiếu. Do đó, Hội NDVN mong muốn Bộ Tư pháp tham mưu cho Chính phủ có nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước để Hội làm tốt công tác tuyên truyền tới từng địa phương. 

Trang thông tin tuyên truyền "THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 81/2014/QĐ –TTG
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem