Năng động, nhạy bén, anh Nguyễn Văn Đoàn (SN 1986) ở thôn Kỳ Sơn, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã làm giàu trên chính mảnh đất quê hương từ trồng táo Đại Mật.
Cá dầm xanh là loài cá quý hiếm, thịt chắc, thơm ngon, xưa kia là một trong những sản vật được săn bắt để tiến vua. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cá dầm xanh được nuôi nhiều ở một số xã thuộc huyện Mai Châu, nhất là ở xã Vạn Mai; cá dầm xanh cũng đang được nuôi ở xã Nhân Mỹ (huyện Tân Lạc)...
Sáng ngày 23/3, Trung tâm môi trường – Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị tập huấn về Nâng cao nhận thức và kiến thức môi trường cho nông dân
Ông Trần Hoàng Thái, Bí thư Chi bộ ấp Phú Nhuận, xã Nguyễn Huân huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) đang nuôi tôm sú kết hợp nuôi cua dưới tán rừng. Từ mô hình nuôi tôm tôm sú, nuôi cua, gia đình ông Thái đã vươn lên làm giàu với thu nhập 1 tỷ đồng/năm.
Với đam mê sáng tạo, anh Nguyễn Văn Quý (SN 1993, thôn Huy Hoàng, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tìm hiểu, sáng chế thành công chiếc máy nông nghiệp đa năng bán tự động...
Nhờ trồng lúa Nhật (ĐS1)để bán hạt giống, trong thời gian vừa qua mà nhiều hộ dân của hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đường Gỗ Lộ có cuộc sống khắm khá lên. Trong đó có gia đình anh Trần Phi Hùng ngụ tại khu phố Vĩnh Hoà, thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú Huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) được thành lập vào ngày 9 tháng 1 năm 2021 có 26 thành viên. Câu lạc bộ do ông Trần Văn Tơ làm Chủ nhiệm, phần lớn các thành viên câu lạc bộ làm nghề nuôi tôm công nghệ cao có vai trò tham gia phát triển kinh tế tập thể...
Nuôi trùn quế, sản xuất phân bón bằng viên viên nén trùn quế là mô hình hay mà anh thợ điện 9X Phan Trọng Hà xã miền núi Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình. Sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình đã phát huy hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho anh Hà.
Từ vùng đất úng trũng bỏ hoang, lau sậy và cỏ dại mọc um tùm, bằng sự lao động cần cù, ý chí quyết tâm, vợ chồng chị Phạm Thị Chung, thôn An Để, xã Hiệp Hòa (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã cải tạo thành trang trại chăn nuôi lợn, kết hợp nuôi cá, thu nhập hơn nửa tỷ/năm...
Ông Nguyễn Văn Sửa, nông dân sáng chế ra máy nông nghiệp 3 trong 1 ở ấp An Thọ, xã An Phước, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp). Chiếc máy 3 trong 1 với các tính năng sạ lúa, sạ phân, xịt thuốc với những cải tiến phù hợp từng vị trí thổ nhưỡng của vùng miền.
Anh Võ Văn Thành (SN 1990) đang làm nhà màng rộng 1.800 m2 với chi phí đầu tư gần 800 triệu đồng ở phường Quảng Thuận (TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) để trồng dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm anh Thành trồng 3 vụ dưa lưới, mỗi vụ thu hoạch khoảng 3 tấn dưa, thu về hơn 250 triệu đồng/vụ.
Nhiều hộ nông dân làng Chăm, thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện miền núi Ninh Sơn (Ninh Thuận) thoát nghèo bền vững, vươn lên hộ khá, hộ giàu bằng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó có mô hình chăn nuôi dê, nuôi bò. Các hộ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Nhờ được hỗ trợ từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhiều hộ nông dân khó khăn, thiếu vốn xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình như nuôi con dúi đặc sản, nuôi vịt trời, trồng dưa hấu...mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ vài dây trầu không trồng cho vui trong sân vườn nhà, đến nay diện tích đất vườn mà ông Lê Tuấn Anh, hội viên, nông dân khu phố Tân Trà 1, phường Tân Bình, (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) dành để trồng trầu bán lá tăng nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình đã hơn 1 sào.
Mạnh dạn đưa cây trồng mới, tìm mô hình mới và tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có thu nhập cao. Điển hình như mô hình trồng nho công nghệ cao, mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP đã mang lại thu nhập tiền tỷ cho nông dân nơi đây.
Nhờ chăn nuôi hơn 40 con bò lai Sind, trồng 1,2ha bưởi da xanh, 6ha lúa nước và kết hợp buôn bán thức ăn chăn nuôi, gia đình anh Lê Văn Danh, hội viên hội nông dân ấp Tây xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có lợi nhuận hơn 400 triệu đồng/năm.
Nhắc đến các mô hình làm kinh tế giỏi tại thôn 2, xã An Hưng, huyện An Lão, tỉnh Bình Định, hầu hết người dân tại đây đều kể đến người đầu tiên là ông Đinh Văn Gôn. Gia đình anh Gôn giờ có của ăn của để cũng nhờ mô hình giảm nghèo: nuôi bò sinh sản, trồng keo nguyên liệu...