Hồi sinh đội chèo quê

Thứ bảy, ngày 12/02/2011 13:48 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Hơn 20 năm qua đi, giờ đây các diễn viên Đội Ca múa chính trị năm xưa đều đã bước vào cái tuổi "thất thập cổ lai hy", nhưng tiếng hát chèo của họ vẫn “xuân” như thuở nào.
Bình luận 0

Quê tôi, xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định, hình như ai cũng mê chèo đến mê mệt! Mê đến nỗi, vừa đi làm công điểm HTX về, cha mẹ đã vội giục con cái: "Làm gì phiên phiến, nấu cơm sớm để còn đi xem hát chèo" . Có gia đình đang ăn cơm, nghe thấy tiếng thử loa là bỏ bát, bỏ đũa đến sân kho vì sợ hết chỗ ngồi.

img
Một chiếu chèo ở xã Hồng Quang.

Đói… đã no tiếng chèo

Bà Nguyễn Thị Quăng kể lại: "Hồi đó, mỗi tháng HTX trả cho chị em diễn viên Đội Ca múa chính trị 15kg lúa, có tháng chuyển đổi chỉ còn… 8 lạng thịt lợn! Không đủ lương thực, phải bới khoai lang non ở vườn nhà để ăn, để có sức cất cao tiếng hát… át tiếng đói.

Tôi cũng như các diễn viên Nguyễn Thị Lịch, Nguyễn Thị Oanh, Phan Thị Nụ, Phan Lâm Xô, Nguyễn Công Đĩnh… dù văn hóa chỉ ở trình độ "i tờ" thôi, chưa qua một trường, lớp nào về nghệ thuật hát chèo, nhưng chị em vừa tham gia biểu diễn, vừa tự "bổ túc" cho nhau, thế mà luôn được bà con làng trên, xóm dưới hết sức hâm mộ... Không ít bà con xã viên "nghiện" xem hát chèo, có khi bỏ cả cơm để đến sớm với sân khấu, giúp đội làm công tác chuẩn bị cho đêm diễn".

Cũng lạ, ngày ấy chỉ có các vở: "Quan Âm Thị Kính", "Tống Trân Cúc Hoa", "Đường về trận địa", "Chị Tâm bến Cốc", "Tấm Cám"… diễn đi diễn lại, năm này qua năm khác với thiết bị âm thanh, ánh sáng, trang phục biểu diễn còn thô sơ, vậy mà bà con xem mãi không biết chán.

No… cũng no tiếng chèo

Sau 20 năm làm lụng, nuôi dạy con cái vất vả, đến giờ, các diễn viên năm xưa đều đã lên bà rồi mà tiếng trống chèo vẫn thúc giục họ tìm đến với nhau. Họ tự bỏ tiền ra mua sắm trang phục, rồi còn lôi kéo được khá đông lớp trẻ tham ra tập và biểu diễn trong các hội hè của làng trên, xóm dưới.

Hơn 20 năm tiếng hát chèo những năm ấy ngủ vùi trong sự luyến tiếc của không ít bà con. Vừa rồi về quê đón Tết Tân Mão và dự lễ khởi công đền thờ Trạng nguyên Trần Văn Bảo, ông Tô Văn Mầm - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Quang phấn khởi cho biết: "Các diễn viên nữ Đội Ca múa chính trị năm xưa đã khôi phục lại sân khấu và truyền lại tiếng hát chèo cho thế hệ trẻ của quê hương".

Sau 20 năm làm lụng, nuôi dạy con cái vất vả, đến giờ, các diễn viên năm xưa đều đã lên bà rồi mà tiếng trống chèo vẫn thúc giục họ tìm đến với nhau. Họ tự bỏ tiền ra mua sắm trang phục, rồi còn lôi kéo được khá đông lớp trẻ tham gia tập và biểu diễn trong các hội hè của làng trên, xóm dưới.

Chính vì thế mà tiếng hát chèo hôm nay đã thức giấc. Bước vào tuổi ngót nghét 60, vị "lão làng" Nguyễn Duy Vết càng bận rộn với những chuyến "lưu diễn" xa, gần và có… "cát xê".

Tâm sự với chúng tôi, ông Vết nói bằng câu chuyện rất… phường chèo: "Mấy năm trở lại đây, mỗi khi có đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan xã nhà, Vết tôi lại được gánh rối nước xóm Rạch mời đến hát cho các tích trò biểu diễn. Hôm nay còn kỳ cọ, tắm rửa cho “đầu cơ nghiệp”, nhưng ngày mai Vết này lại "a, ới a" cho con trò biểu diễn các tiết mục phục vụ đoàn khách Tổng cục Du lịch tham quan...” - ông Vết cười ha hả.

Người Hồng Quang thuở nào cũng như hôm nay đều có chung tình yêu nghệ thuật chèo thật lạ lùng! Yêu đắm say và cuồng nhiệt. Các "lão chèo" Nguyễn Công Đĩnh, Nguyễn Thị Hạnh, Phan Văn Ý, Phan Lâm Xô làm hàn xì, buôn bán ngoài chợ, bận rộn và vất vả nhưng cứ được báo đi diễn chèo là thu xếp công việc để tham gia ngay.

Bà Lịch, bà Oanh, bà Nụ hàng ngày phải "đánh vật" với mấy đứa cháu, nhưng cứ được đồng nghiệp năm xưa triệu tập là lại giao cháu cho con gái, con dâu để có mặt thỏa lòng mong đợi.

Còn những người trẻ tuổi như anh Tuấn, chị Tiến đi phụ hồ ở trên Cao Bằng, đi buôn đồng nát khắp mọi nơi…, khi các "lão làng" gọi về diễn, thì vôi vữa, nhôm nhựa… để lại cả đấy tính sau, về với sân khấu cái đã!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem