Hội thảo “Tín dụng NH thúc đẩy tái cơ cấu ngành NN”: Sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ cấu tín dụng

PV Chủ nhật, ngày 30/10/2016 06:30 AM (GMT+7)
Sáng nay, Hội thảo “Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đồng chủ trì và Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt thực hiện diễn ra tại KS Melia (Hà Nội).
Bình luận 0

Hội thảo có sự tham dự của gần 250 đại biểu là đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý, các chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đặc biệt có sự  góp mặt của các nông dân xuất sắc đã được bình chọn từ Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam”. 

Thời gian qua, diện mạo nông thôn mới đang thay đổi từng ngày. Nhờ có nguồn vốn vay của ngân hàng, người nông dân mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ nông nghiệp, cây, con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, mở rộng quy mô sản xuất. Phần lớn nông dân vay vốn đã phát huy hiệu quả trong đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp.

Tuy vậy, tiếp cận vốn ngân hàng hiện nay vẫn là vấn đề còn một số vướng mắc. Nhiều nông dân vẫn chưa tiếp cận được tín dụng, nguyên nhân chính là do thủ tục rườm rà, các ngân hàng khi cho vay đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo thế chấp. Các ngân hàng cho rằng cho vay lĩnh vực nông nghiệp rủi ro cao nên người dân phải có phương án kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh khả thi. Ngoài ra, ngân hàng lo ngại tình trạng người dân vay vốn đề đầu tư thiết bị, nhưng lại để mua xe máy hoặc thiết bị gia dụng khác.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 2

Chủ tịch Trung ương Hội nông dân Việt Nam, ông Lại Xuân Môn phát biểu khai mạc

Tham dự và chủ trì buổi Hội thảo có Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội nông dân Việt Nam, ông Lại Xuân Môn; ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội nông dân Việt Nam, ông Lều Vũ Điều, và bà Nguyễn Thị Hồng Lý, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân VN.

Hội thảo còn có sự tham dự của các chuyên gia kinh tế: TS. Nguyễn Đức Kiên; Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội; TS. Võ Trí Thành, nguyên Viện phó Viện quản lý kinh tế Trung ương (CIEM); TS. Nguyễn Tiến Đông,Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước; TS. Cấn Văn Lực,chuyên gia kinh tế ngân hàng; Ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Bộ NNPTNT.

Hội thảo cũng nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của ông Nguyễn Khắc Hải, quyền Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn PAN; Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc NH CSXH; Ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng Giám  đốc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển  Nông thôn; Nông dân xuất sắc tỉnh Tuyên Quang; Bà Trần Thị Mý, Nông dân xuất sắc tỉnh Bắc; Bà Bùi Thị Huyền, nông dân xuất sắc, tỉnh Vĩnh Phúc.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 4

Ông Lại Xuân Môn - Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch TƯ Hội Nông dân Việt Nam:

Cởi nút thắt nguồn vốn phát triển nông nghiệp

Những năm gần đây, vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt. Song, để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cần có một lượng vốn lớn; trong đó nguồn vốn tín dụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo ngành ngân hàng ưu tiên tập trung vốn cho nông nghiệp và thực tế các chính sách tín dụng đã có tác động mạnh mẽ trong việc khơi thông nguồn vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy chính sách tín dụng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quy mô nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn nhỏ và thấp so với nhu cầu.

Nông dân vẫn khó tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển, mở rộng sản xuất. Nhằm tìm giải pháp khơi thông tín dụng ngân hàng giúp nông dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn vay của ngân hàng, TƯ Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo quy mô toàn quốc với chủ đề: “Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

Đến 30.9.2016, Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn toàn quốc đạt trên 925.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2015 và tăng 13,43% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 18% dư nợ cho vay nền kinh tế.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

Ông Lại Xuân Môn: Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 153.306 tỷ đồng, tăng 7,56% so với 2015. Trong đó, tính đến hết tháng 6.2016, dư nợ cho vay tại tất cả các xã phục vụ xây dựng nông thôn mới đạt 660.667 tỷ đồng, tăng 15,22% so với thời điểm cuối năm 2015. 

Tỉ lệ nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn 1,53%, thấp hơn so với nợ xấu toàn nền kinh tế. Còn riêng với người nông dân vay của ngân hàng Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ hỗ trợ nông dân thông qua Hội Nông dân Việt Nam nợ quá hạn chỉ có trung bình 0,32%, đây là con số rất lý tưởng.

Tuy nhiên, quy mô nguồn vốn cho vay còn thấp, việc tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn. Qua triển khai chính sách còn một số vướng mắc. Chính vì thế, hôm nay chúng ta tổ chức Hội thảo để có các giải pháp, cách tháo gỡ để người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp thành công.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 7

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Đánh giá lại kết quả đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua và là cơ hội tốt để ngành ngân hàng lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp để hoàn thiện hơn nữa chính sách tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhằm đẩy mạnh đầu tư đối với lĩnh vực này theo chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững của Chính phủ. 

Đánh giá một cách đầy đủ, khách quan về kết quả đạt được trong triển khai chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó tập trung phân tích đánh giá những vướng mắc trong thực tế, đặc biệt là triển khai  Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ hiện nay;

Phân tích làm rõ vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong mối liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân - doanh nghiệp; giữa các khâu liên kết từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong tình hình hiện nay để có đề xuất chính sách phù hợp;

Đánh giá toàn diện sự phối hợp giữa ngành ngân hàng và Hội Nông dân cũng như các tổ chức chính trị - xã hội khác trong thời gian vừa qua, đề xuất những sự hợp tác mới, hiệu quả để thúc đẩy dòng vốn tín dụng và giúp người nông dân sử dụng hiệu quả, nhất là trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay;   

Đề xuất chính sách một cách đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương để cùng triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mang lại hiệu quả cao nhất.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

Ông Đào Minh Tú: Trong quá trình 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả to lớn. Nhiều mặt hàng nông sản của nước ta đã có kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị hàng tỷ USD như: lúa gạo, cà phê, hạt tiêu, tôm, cá tra...; đời sống của người nông dân đã không ngừng tăng lên, bộ mặt nông thôn đã từng bước đổi mới. 

Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngành ngân hàng luôn xác định nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực ưu tiên đầu tư tín dụng để phát triển. Đến 30.9.2016, đầu tư tín dụng vào nông nghiệp, nông thôn đã đạt trên 925.000 tỷ đồng (chưa bao gồm dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), tăng 9,6% so với cuối năm 2015 và 13,43% so với cùng kỳ.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 9

Hội thảo thu hút rất nhiều chuyên  gia kinh tế và doanh nghiệp tham dự

Tăng trưởng tín dụng bình quân trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010-2015 đạt 17,4%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân chung. Tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 18% tương đương với mức đóng góp của ngành vào GDP của nền kinh tế.

Lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng đã giảm mạnh, phổ biến từ 6-8%/năm, riêng lãi suất cho vay ngắn hạn được khống chế ở mức dưới 7%/năm. Những đối tượng chính sách, ưu đãi và nhiều chương trình tín dụng đặc thù thì lãi suất chỉ khoảng 05-6%/năm.

Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã ký kết các chương trình phối hợp triển khai chính sách tín dụng đối với Hội Nông dân và một số tổ chức chính trị-xã hội khác để đưa vốn đến người nông dân một cách hiệu quả nhất.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 11

Ông Phạm Toàn Vượng – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Agribank có tham luận tại hội thảo

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

Ông Phạm Toàn Vượng – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Agribank

Giải quyết 6 kiến nghị

Tính đến 30.9.2016 Tổng dư nợ cấp tín dụng và đầu tư của Agribank đạt: 743.580 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt: 685.829 tỷ đồng; dư nợ cho vay NNNT của Agribank đạt 473.222 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 69% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo định hướng của NHNN Việt Nam.

Agribank đã khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư cho vay NNNT và góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng đầu tư trong lĩnh vực NNNT, thúc đẩy thị trường hàng hóa nông nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.

Kết quả cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank tăng đều qua các năm. Năm 2013 dư nợ đạt 378.985 nghìn tỉ đồng; đến năm 2014 tăng lên 411.295 nghìn tỉ đồng, tăng 173% so với năm 2013 chiếm trên 70% dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn toàn ngành ngân hàng. 

Để tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ cho vay tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Agribank đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, Ngành, địa phương quan tâm xem xét giải quyết 6 kiến nghị.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 14Hội thảo có sự tham dự của gần 250 đại biểu là đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý, các chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

TS Phùng Giang Hải, Trưởng bộ môn Nghiên cứu Thể chế nông thôn, Viện Chính sách Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, tham luận về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp:

Về thực trạng đối với doanh nghiệp trong nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua rõ ràng sự tham gia có nhiều sự cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp nông thôn còn hạn chế và số lượng thì chiếm chưa đến 1% các doanh nghiệp của Việt Nam và quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, chiếm tới gần 97%. Trên thực tế, việc tiếp cận tín dụng để mà thu hút được doanh nghiệp còn khá nhiều điểm hạn chế.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

TS Phùng Giang Hải: Ở đây tôi xin tập trung vào hạn chế chính sách. Thứ nhất về cách thức tiếp cận thì một số bài tham luận của các đại biểu cho rằng vẫn còn mang tính cơ chế theo kiểu cứu trợ, ngắn hạn, tính chất xin - cho tương đối nhiều và thiếu đi tính thị trường trong các việc xây dựng cơ chế chính sách. Chính điều này đôi khi ở đâu đó làm giảm hiệu quả chính sách tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn.

Thứ hai về mặt cơ chế còn nhiều quy định tương đối khó khăn, khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với các nguồn vốn tín dụng tương đối hạn hẹp. Chính điều đấy làm cho thị trường khác liên quan đến thị trường tài chính, hàng hóa đều trở nên khó. Một điểm nữa liên quan đến các thủ tục, quy định tín dụng thu hút các doanh nghiệp tôi cho rằng chưa thu hút.

Tôi có một số điều đề xuất: Thứ nhất, trong chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn thì cần làm rõ vai trò trung tâm của doanh nghiệp, đảm bảo tính hiệu quả chính sách cho vay cũng như là hình thức cho vay. Đề xuất thứ hai là cải cách các thủ tục tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các thủ tục về thế chấp tài sản đảm bảo, khơi thông nguồn vốn tín dụng nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện để doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận các chương trình tín dụng, các chính sách ưu đãi. Thứ ba về đối tượng tham gia chương trình cho vay ưu đãi cần được điều chỉnh theo hướng bỏ trống phạm vi áp dụng để nâng cao khả năng tiếp cận các dòng vốn tín dụng của doanh nghiệp cũng như hỗ trợ phát triển. Đề xuất thứ tư là nâng cao các định mức các chương trình trọng điểm về hạn mức cũng như lãi suất cho phù hợp. Cuối cùng hoàn thiện các chính sách cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phân định rạch ròi trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức tín dụng, bên vay khi rủi ro xảy ra thì phải có cơ chế xử lý nhanh.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 17

Ông Trần Văn Tần, Trưởng phòng Tín dụng Nông nghiệp, Vụ tín dụng các ngành kinh tế NHNN: Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xác định nông nghiệp nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn và ban hành, triển khai nhiều cơ chế chính sách để hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này.

Chúng tôi đã tham mưu cho Chính phủ ban hành các Nghị định 55, ngày 9.6.2015 về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn thay thế Nghị định 41 ngày 12.4.2010 của Chính phủ với nhiều điểm nổi bật.

Mở rộng đối tượng vay vốn, nâng mức cho vay không có tài sản đảm bảo lên đến 50 triệu đồng và con số này được quy định trong Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9.6.2015 là 100 triệu đồng. Ngoài ra, Nghị định 55 còn cho phép một số hộ nông dân trong các lĩnh vực, ngành nghề đặc thù như khai thác, nuôi trồng thủy sản được vay không có tài sản đảm bảo lên tới 500 triệu đồng. Về xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay đối với hộ gia đình, Nghị định 55 đều quy định trong trường hợp này tổ chức tín dụng xem xét để cơ cấu lại nợ, cho vay mới mà không căn cứ vào nợ cũ và trong trường hợp xảy ra rủi ro trên phạm vi rộng thì có thể được khoanh nợ tối đa lên đến 2 năm. 

Bên cạnh chính sách cho vay vốn thương mại để phát triển sản xuất kinh doanh thì các hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo, mới thoát nghèo còn là đối tượng được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Có thể nói trong 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí về thu nhập là tiêu chí khó thực hiện đồng thời là cơ sở để thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, để hoàn thành được các tiêu chí khác thì trước hết người dân phải có thu nhập khá. Để tăng thu nhập cho người nông dân ở nông thôn thì phải cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. 

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

Ông Trần Văn Tần: Để khuyến khích việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Nghị định 55 đã đưa ra chính sách hỗ trợ đối với việc liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp, hợp tác xã làm đầu mối trong liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản lên tới 70-80% giá trị của phương án, dự án. 

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì được xem xét cơ cấu lại nợ, khoanh nợ và thậm chí xóa nợ. Đầu tư khoa học, công nghệ và tham gia chuỗi liên kết giá trị là cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói chung và thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn nói riêng.

Trong phần tham luận này, tôi có một số đề xuất kiến nghị như sau:Thứ nhất là rà soát và hoàn chỉnh các chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, chính sách về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn. Đặc biệt quan tâm đến chính sách chuyển tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn; chính sách khoa học và công nghệ nhằm giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường.

Thứ hai phải đẩy mạnh bảo hiểm với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng cùng với các cơ quan liên quan yên tâm trong công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Kết hợp triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại địa phương với tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo địa phương và theo vùng. 

Đề nghị các bộ ngành và chính quyền địa phương thúc đẩy ký kết hợp đồng và có chế tài bảo đảm thực hiện hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để tránh việc phá vỡ hợp đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến đến người dân, doanh nghiệp lợi ích thiết thực của việc sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết của Việt Nam.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 20Hội thảo bước sang phần hai: Thảo luận về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

Doanh nghiệp nhỏ, nỗi lo lớn

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 22

Ông Nguyễn Xuân Mai – Phó tổng GĐ Công ty Cà phê Minh Tiến: Với vai trò doanh nghiệp tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu sản xuất, chế biến cà phê nông sản, Tôi là doanh nghiệp nhỏ, thu mua, chế biết cà phê. Từ sáng, tôi cũng được nghe tư vấn các bài tham luận về cơ chế chính sách của NHNN để khi tiếp cần nguồn vốn của ngân hàng. Cơ chế chính sách 5 năm trở lại đây có đột phá lớn. Thủ tục, thời gian nhanh chóng, cử trực tiếp cán bộ xuống vùng nguyên liệu và doanh nghiệp để có đề xuất giải quyết cho vay nhanh chóng nhất.

Đưa ra gói tín dụng rất linh hoạt. Doanh nghiệp của chúng tôi hoạt động cà phê, tính chất mùa vụ có đặc thù, sử dụng gói cơ chế chính sách tập trung giải quyết rất kịp thời. Khi làm ra sản phẩm, sợ nhất ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ, đầu ra...nên khi thu mua sản phẩm cho bà con, người dân và doanh nghiệp có thể được phản ánh trực tiếp với các tổ chức tín dụng.

Tôi rất ấn tượng với bai phát biểu của chuyên gia Cấn Văn Lực. Trước đây, làm ra một sản phẩm cuối cùng, xuất khẩu sang Đức, Pháp, Ý, Nhật...các nhà rang xay lớn của nước ngoài người ta quan tâm tới sản phẩm của Việt Nam họ rất tin tưởng do: Việc thực hiện canh thực hành canh tác đã đạt 4C, trong vòng 5 năm đã triển khai được sự liên kết 4 nhà.

Mời nhà khoa học về nghiên cứu chất đất tại vùng Sơn La; bà con được xem lại thực hành canh tác đúng hay chưa; doanh nghiệp và nông dân nhìn thấy được hiệu quả của đồng vốn...Tôi thấy rất ấn tượng với trình bầy của ông Cấn Văn Lực ở chỗ đó. Cà phê có 2 loại, Robotcas, và Alabica hiện doanh nghiệp chúng tôi đang là doanh nghiệp hàng đầu về Alabica. Hiện Sơn La cũng là vùng nguyên liệu chủ lực của cà phê Alabica.

Trong Hội thảo này, doanh nghiệp rất mong muốn Nhà nước Ngân hàng tiếp tục thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có Minh Tiến để triển khai được tới cả bà con nông dân.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 24

Ông Phạm Đình Thắng – Nông dân xuất sắc huyện Hàm Yên – Tuyên Quang: Vinh dự là nông dân ở tỉnh nghèo xa xôi ở Tuyên Quang được dự Hội thảo này. Tôi đại diện cho khoảng 400 hộ trồng, chế biến chăm sóc cây dong riềng.

Bản thân doanh nghiệp tôi chuyên chế biến, sản xuất và tìm đầu ra bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, chúng tôi cũng hoạt động theo cơ chế kinh tế HTX, từ năm 2011 đến nay, đã cải thiện cuộc sống cho người dân rất tốt.

Về tín dụng, ngân hàng của huyện cũng rất tạo điều kiện nhưng cần vốn dài hạn. Đầu tư cho nông dân không rủi ro, vì vụ này không trả được vụ sau chúng tôi sẽ bắt nông dân trả lại đồng vốn cho ngân hàng. Hiện chúng tôi có 2.000 lao động, cần có vốn để thu mua khoảng vài tỉ bộ dong riềng cho đầu vào sản xuất miến nhưng hết mùa vụ lại không cần vốn nữa.

Mong các ngân hàng tạo điều kiện để giúp đỡ cho doanh nghiệp như chúng tôi có thể tiếp cận được nguồn vốn phù hợp. Thế chấp phải có bìa đỏ mà giá trị đất rất rẻ. Còn nhà xưởng, máy móc vài tỷ nhưng chính sách không có cho thế chấp nhà xưởng, máy móc nên rất mong có các giải pháp tiếp cận nguồn vốn dễ hơn.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

Thế chấp trang trại nhà xưởng máy móc liệu có khả thi?

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 26

Bà Trịnh Thị Mý – Quế Võ – Bắc Ninh, nông dân xuất sắc: Xã Phù Lương là xã rất khó khăn, gia đình tôi làm nghề chăn nuôi là chính. Chúng tôi tiếp cận nguồn vốn của Agribank cách đây gần 10 năm.

Trước đây chỉ vay được 50 triệu, tháng 9 vừa qua mới đầu tư lớn 20 tỷ, tổng diện tích 7 ha và hiện là vay dư nợ 2,5 tỷ đồng. Nhờ có Đảng, Nhà nước đưa ra chính sách đúng đắn, chúng tôi được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ. 

Tại Hội nghị hôm nay, chúng tôi mạnh dạn đi thẳng vào vấn đề và đề xuất như sau: Đề mở rộng quy mô chăn nuôi khép kín, mở rộng 600 lợn nái và 10.000 lợn thương phẩm. Đề nghị cho thế chấp bằng trang trại để vay vốn.

Hiện Nghị định 55 đã có cơ chế cho vay tín chấp nhưng chúng tôi chưa tiếp cận được nguồn vốn tín chấp. Còn về thế chấp, chúng tôi đã phải sử dụng 6 bìa đỏ, diện tích 4.200m2 và có cả nhà kiên cố mới vay được vốn.

Về đầu ra, đề nghị Hội Nông dân làm tốt công tác tham mưu quan tâm đầu ra thực phẩm trong nước; có chế tài xử lý thật nặng chất cấm trong chăn nuôi. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá cả trong chăn nuôi. Cần có chính sách cấp bìa đỏ cho trang trại chăn nuôi cách xa trong khu dân cư với thời hạn 50 năm để có thể dùng làm tài sản thế chấp vay vốn.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 28Ông Phạm Thanh Hùng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty TNHH Ba Huân Hà Nội

Cần phải có chính sách hỗ trợ thí điểm về nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp sạch

Một trong những yếu tố quan trọng để tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế quốc gia đó là chính sách tiền tệ. Thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng các chính sách hỗ trợ để tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp phát triển trong suốt thời gian qua là một dấu ấn mang tính chiến lược góp phần đáng kể để thay đổi nề kinh tế nước nhà.

Công ty Ba Huân là một ví dụ cho sự hỗ trợ của ngân hàng trong phát triển sạch đối với ngành chăn nuôi.

Cụ thể, giai đoạn 2003 -2005, khi đại dịch cúm gia cầm lần đầu bùng nổ, Ba Huân là doanh nghiệp đầu tiên nhập hệ thống dây chuyền xử lý trứng gia cầm của tập đoàn Moba - Hà Lan. Một tập đoàn đứng đầu thế giới trong việc xử lý trứng gia cầm. Đây cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của công ty TNHH Ba Huân trong việc công nghiệp hóa các sản phẩm nông nghiệp. Và sự thực, nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng, chắc hẳn công ty chúng tôi đã không làm nên kỳ tích là nhập một quy trình sử lý trứng sạch hiện đại nhất Đông Nam Á cho đến hôm nay.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

Ông Phạm Thanh Hùng : Tiếp theo là thiết bị cho quy trình chăn nuôi công nghệ cao, nhà máy chế biến thực phẩm, tạo chuỗi an toàn từ trang trại đến bàn ăn phục vụ cộng đồng. Tới giờ Ba Huân đã hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn bao gồm: trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao quy mô 18 ha, tổng đàn 1.000.000 con; Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 20 tấn/ giờ tại Tân Uyên - Bình Dương; Nhà máy xử lý trứng gia cầm quy mô 2 ha , công suất 185.000 trứng/ giờ tại Bình Chánh - TPHCM; Nhà máy chế biến thực phẩm quy mô 5 ha, tổng công suất 50 tấn/ ngày tại Đức Hòa - Long An.

Đặc biệt, Ba Huân đã khởi công nhà máy xử lý trứng gia cầm theo công này tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội).Thời gian qua, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía Ngân hàng nhất là cho đầu tư mở rộng sản xuất.

Tuy nhiên, qua thực tế của công ty chúng tôi và với thực tiễn về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là một mối lo cho tất cả mọi ngành, mọi nhà này, chúng tôi thiết nghĩ trong vấn đề tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp cần ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp sạch, sản xuất sạch.

Thực tế đã cho thấy nhiều người muốn sản xuất sạch nhưng hoặc dừng bước hoặc nhắm mắt làm ngơ bởi vì không thể chịu nổi khi nguồn vốn là ngoài tầm với. Nào là thiết bị, nào là quy trình, nguồn nguyên liệu... sẽ thực sự khó khăn nếu doanh nghiệp phải gồng gánh mọi yêu cầu.

Theo tôi, thời gian tới cần phải có chính sách hỗ trợ thí điểm về nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp sạch, đó không chỉ thể hiện mối quan tâm với ngành nông nghiệp mà con là xu hướng để có chất lượng cuộc sống tốt đẹp nhất cho cộng đồng.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 31

Ông Lê Quang Thành – Tổng giám đốc Công ty Thái Dương: Công ty có 2 nhà máy thức ăn gia súc, có 8.000 con heo nái, có 7 trại giống, liên kết 20 trạm ở các tỉnh để sản xuất và cung cấp giống. Nuôi lợn, hiện tại và tương lai vẫn có thể cung cấp được cho Trung Quốc. Mỗi ngày Trung Quốc cần sử dụng 2 triệu con lợn.

Nếu cung cấp lợn đủ cho Trung Quốc có thể đạt khoảng 7 tỷ USD từ nuôi lợn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn hiện đang có nhiều điểm yếu, nếu không đổi mới sẽ phải nhập khẩu từ Châu Âu và thậm chí thua ngay trên sân nhà. Để có 1 đồng doanh thu của chăn nuôi thì người chăn nuôi phải bỏ ra 220 đồng vốn. Đó là nguyên nhân không thể cạnh tranh được với các nước trên thế giới.

Chăn nuôi hiện nay của Việt Nam công nghệ thấp, năng suất thấp dẫn tới giá trị thấp. Cho bà con vay vốn sẽ rất khó thu hồi được vốn. Ở các nước cho vay chăn nuôi 30 năm, còn Việt Nam chỉ vay 3 năm và nhiều là 7 năm thì không thể nào có đủ tiền trả cho ngân hàng. Có doanh nghiệp đầu tư dự án này để vay vốn đầu tư dự án khác để lấy tiền đầu tư. Thủ tục pháp lý vay vốn quá nhiều, ví dụ tài sản đó phải có giao dịch đảm bảo. Muốn chứng minh tài sản đảm bảo thì quá nhiều giấy tờ. Để có 1 đồng vốn cần có 200 đồng vốn đảm bảo. Để vay 100 đồng vốn lưu động cần có 500 đồng vốn tài sản bảo đảm. Cơ chế chính sách để làm tài sản đảm bảo cho người chăn nuôi vay vốn cần thông thoáng hơn để doanh nghiệp có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

Ông Lê Quang Thành: Nghị định 210 đã có nhưng rất ít người được hưởng chính sách đó do không có nguồn lực. Dù có chính sách nhưng doanh nghiệp không được hưởng thụ. Cứ có văn bản, chính sách mà để không như thế thì doanh nghiệp sẽ không còn hứng thú...

Chính sách của nhà nước có thể  rất đẩy đủ nhưng quan trọng là phải đưa nó vào thực thi, tạo ra sản phẩm hàng hóa. Tôi nghĩ là số tiền đầu tư cho nông nghiệp 890.000 tỷ chủ yếu đầu tư cho sản xuất chế biến hàng hóa là chính. Bản thân chúng tôi đang đầu tư 600 tỷ nhưng mới chỉ vay được ngân hàng 100 tỷ. Tham vọng của chúng tôi xây dựng 15 dự án sản xuất con giống nhưng muốn vay vốn rất khó khăn. Tôi xin kiến nghị  Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cần bố trí nguồn lực cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ; xem xét cho doanh nghiệp nông dân tạo điều kiện cho họ có tài sản rồi nhưng phải đảm bảo được; xem xét giảm lãi suất, hiện lãi suất vay được của doanh nghiệp vẫn khoảng 9% là rất cao. Có như vậy nông nghiệp mới phát triển được.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 34

Ông Đào Minh Tú chủ tọa phiên thảo luận

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 36

TS. Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội:

Cần thành lập ngân hàng đất.

Nông dân của chúng ta có nông dân trồng lúa, chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả khác. Ở đây mới nói tới mô hình hộ kinh doanh chứ chưa nói tới vấn đề vươn lên doanh nghiệp lớn. Chưa có ý thức tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm để có thể chia sẻ rủi ro và vấn đề thị trường.

Vừa qua, chúng tôi có đi nghiên cứu ở 23 tỉnh trên cả nước, qua đó cho thấy có 3 vấn đề: Nông dân sản xuất nhỏ lẻ, trung bình có tới 2,7 hộ trên một mảnh ruộng, trung bình chưa tới 2.000 m2, còn ở miền Tây Nam Bộ tương đương 7 – 8.000 m2. Mỗi khi mất mùa, phải ứng trước sổ đỏ đặt vào ngân hàng. Vấn đề ở đây là phải có sự chia sẻ, đưa tư duy sản xuất công nghiệp vào nông nghiệp. Nếu chỉ đặt vấn đề yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất, tiêu chí, điều kiện cho vay thì thực ra không minh bạch, công bằng lắm.

Ở góc độ nghiên cứu, tại sao trong sản xuất công nghiệp sẵn sàng cổ phần hóa doanh nghiệp và chuyển giao tài sản ấy cho những chủ sở hữu khác. Tức là ai sử dụng tài sản ấy hiệu quả nhất thì phân công. Tại sao ở trong nông nghiệp lại không áp dụng như thế. Miền Bắc thì dồn điền đổi thửa, còn ở An Giang có cánh đồng mẫu lớn.

Tất nhiên, không thể bỏ qua đặc tính, sở hữu của người nông dân. Các nhà nghiên cứu cần tính để hình thành ra ngân hàng đất. Qua nghiên cứu, phần đông ở miền Bắc và miền Tây Nam Bộ chỉ còn người già và trẻ con ở khu nông nghiệp. Nên chăng thành lập ngân hàng đất để ngân hàng đất cho các doanh nghiệp thuê lại để sản xuất lớn.

Ở huyện An Lão của Hải Phòng họ trồng ớt xuất khẩu, yêu cầu 30 ha trở lên. Sau khi đầu tư họ thuê luôn 100.000 mỗi ngày công còn ngày thu hoạch là 150.000 đồng/ngày công nên thu nhập của nông dân được 3,8 – 4,5 triệu đồng/tháng. Như vậy đã đạt được “ly nông bất ly hương”. “Nếu không đưa tư duy sản xuất lớn, sản xuất công nghiệp và sản xuất công nghiệp thì sẽ không thể thành công được tái cơ cấu nông nghiệp”, ông Kiên nói.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 38

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành:

Chúng ta cần đánh giá nghiêm túc hiệu quả vốn tín dụng cho nông nghiệp.

Tôi có cảm giác chúng ta đang cố gắng tạo ra thành tích vốn tín dụng cho nông nghiệp 18% đóng góp vào GDP 18%. Tôi nói vậy không có nghĩa là tôi phản đối. Trên thực tế, tín dụng cho nông nghiệp góp phần tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế không kém các lĩnh vực khác.

Vấn đề là trong giá trị gia tăng tạo ở lĩnh vực nông nghiệp, cần làm rõ đóng góp của vốn tín dụng là lao động, đất đai, tài nguyên và vốn sáng tạo. Rõ ràng ở đây chúng ta thấy nông nghiệp chưa tạo được hấp dẫn đối với ngân hàng. Hiện nay, chúng ta tăng nguồn để bù đắp cho cái không đủ hấp dẫn của thị trường nhưng ai sẽ bù đắp chi phí đó. Nguồn vốn tín dụng trong lĩnh vực này vừa qua cũng đã góp phần giảm nghèo. Chúng ta đã hy sinh hiệu quả như Agribank hay ngân hàng CSXH thực hiện trong thời gian qua. Bên cạnh đó, cần nhìn nhận bản chất tái cấu trúc nông nghiệp tại Việt Nam.

Thứ nhất là tích tụ, quy mô lớn, liên kết chuỗi giá trị, doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt. Tiếp đó, lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta còn có vấn đề tạo việc làm xóa đói giảm nghèo và trong hội nhập, có những ngành chịu rủi ro cao. Cái gì sẽ hỗ trợ cho các yếu tố trên, cần xác định cơ bản là ngân sách chứ không phải ngân hàng thương mại. Ví dụ lãi suất ưu đãi 7% thì ngân hàng thương mại 5% còn ngân sách 2%.

Thứ hai là cần chia sẻ rủi ro, liên quan đến các doanh nghiệp đầu đàn. Ngân hàng có thể chia sẻ rủi ro nhưng nguyên tắc phải theo thị trường. Có quỹ đầu tư có thể tham gia, khi thắng cuộc phải trả loại. Thứ ba chúng ta là ủng hộ người thắng cuộc, các nghị định chúng ta làm là đồng đều. Chúng ta tái cấu trúc để tạo giá trị gia tăng, doanh nghiệp nào tạo được thì sẽ được hỗ trợ. Ở đây là hỗ trợ người giỏi chứ không phải hỗ trợ người kém.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 40

Vụ trưởng vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước, TS. Nguyễn Tiến Đông: Chúng tôi sẽ xem lại, tại sao DN 500 tỷ mà chỉ cho vay 100 tỷ . Trước hết chúng ta đều nhận thức rất rõ cần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm đối với nông nghiệp vừa để tiêu thụ trong nước, vừa để xuất khẩu.

Tôi xin nêu một số các khía cạnh tập trung vào một số khó khăn trong quá trình triển khai tín dụng đối với lĩnh vực NNNT: Về cơ chế chính sách thì trước tiên phải tích tụ, tập trung được ruộng đất. Từ việc này chúng ta mới có sản xuất lớn, năng suất, chất lượng sản phẩm đồng đều hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh. Từ việc này tạo bước đột phá trong nông nghiệp kéo theo đầu tư lớn, phải có nguồn vốn lớn hơn, dài hơn để từ đó các nguồn lực từ nhà nước, nước ngoài, tổ chức tín dụng tham gia cùng với các doanh nghiệp và người dân.

Vấn đề thứ 2 là liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Hiện nay chúng ta phải có tính liên kết, như một số doanh nghiệp nói là hiện nay doanh nghiệp đầu tư vào tập hợp người dân có nhu cầu sản xuất.Tôi có xem chương trình nông thôn mới của doanh nghiệp sữa Mộc Châu – Sơn La, họ đã tổ chức từ khâu đầu, giống, nguyên liệu, quy trình cho người dân như thế nào để thu mua, chế biến sữa và đưa ra thị trường. 

Những vấn đề đặt ra là những mô hình cần phải triển khai, nhân rộng mới có hi vọng nền nông nghiệp được nâng tầm chứ k nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay.Bản thân các ngân hàng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn cũng rất được khuyến khích. Nông nghiệp nông thôn là 1 trong 5 lĩnh vực ưu tiên của nhà nước.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

TS. Nguyễn Tiến Đông: Thời điểm năm 2010, lãi suất cho vay đến 20%/ năm, nhưng đến nay đối với nông nghiệp nông thôn ngắn hạn thì dưới 6,5%.

Tuy nhiên đáp ứng như kỳ vọng của doanh nghiệp là 3%/năm thì nguồn lực  phải tính.

Nói nguồn vốn dài hơi thì tôi đồng ý, lãi suất thấp quá thì hiện nay chúng ta theo cơ chế thị trường dân cũng phải đảm bảo theo cơ chế  thị trường.

Vấn đề thứ 2 trong việc vay vốn, doanh nghiệp đầu tư 1, 2 trăm tỷ nhưng ngân hàng định giá thấp. Tôi xin nêu là đối với định giá tài sản trong NNNT, đối với đấtnông nghiệp, định giá đất sẽ không được tính trong định giá tài sản.

Tài sản xây trên đât nông nghiệp định giá rất khó khăn. Hiện nay một số hội nghị, diễn đàn, đề nghị đối với Chính phủ, Quốc hội xử lý vấn đề này, chúng tôi xin ghi nhận, tiếp thu.

Chúng tôi nghĩ là tài sản thế chấp không phải là cái chính, cái chính là cái năng lực thật sự của doanh nghiệp đầu tư cho NNNT, về cả kiến thức kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất,…

Chúng tôi nghĩ là với 1 hộ 5-7 tỷ, 1 doanh nghiệp 1- 2 trăm tỷ không phải là quá lớn với ngân hàng. Ở đây chúng tôi sẽ cho kiểm tra, xem lại, tại sao một doanh nghiệp có 500 tỷ mà các anh chỉ cho vay 100 tỷ, cái này rất bất cập, cái này chúng tôi sẽ điện trực tiếp cho tổng giám đốc ngân hàng để có báo cáo về việc này.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 43

Với những kiến nghị đó, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết định hướng sắp tới của ngành ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, là tăng cường mối quan hệ với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng như các tổ chức chính trị xã hội khác để thực hiện tốt các chương trình tín dụng, hướng dòng vốn vào lĩnh vực  sản xuất và kinh doanh và góp phần tái cấu trúc nền nông nghiệp.

Thứ nhất là chúng tôi sẽ chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu tín dụng để phù hợp với chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung. Ví như trước đây chương trình thu mua lương thực có 3 gói ưu đãi, nhưng với hiện tại chúng ta nên đặt vấn đề có nên tiếp tục như vậy hay không. Hay chuyển đổi cơ cấu cây trồng này  sang trồng cây khác thì tín dụng cũng phải chuyển đổi cả về nguồn vốn, dư nợ, lãi suất, thời hạn để phù hợp với chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, phù hợp với quy hoạch từng vùng, từng miền và quy hoạch chung.

Thứ hai tập trung vốn tín dụng ưu đãi một cách phù hợp, không triển khai tràn lan cho tất cả các lĩnh vực. Ngành ngân hàng sẽ chú trọng vốn cho những ngành có vai trò chuyển mạnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp như là xuất khẩu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao tạo giá thành thấp, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Tạo điều kiện cả về vốn, thời hạn, lãi suất, điều kiện thủ tục vay cho các đối tượng đó. Đó là các đối tượng mục tiêu trong Nghị định 89 của Chính phủ trong vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.

Đặc biệt cho vay các doanh nghiệp, dự án, hộ gia đình tham gia vào chuỗi liên kết giá trị sản phẩm từ khâu chế biến, sản xuất, xuất khẩu và ngân hàng như sợi dây trong chuỗi liên kết. Các bên tham gia tìm được lợi ích sẽ tự nguyện tham gia. Vai trò của ngân hàng giống sợi dây, tạo ra lợi ích chung cho các thành phần tham gia chuỗi liên kết này.

Thứ ba là tiếp tục tham gia vào các chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình Nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, …

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

Thứ tư là tiếp tục các chương trình tín dụng đã có nhưng có chọn lọc, giảm bớt các chương trình tín dụng đã hoàn thành vai trò của nó. Ví dụ như Ngân hàng Chính sách xã hội hiện có 22 chương trình tín dụng, dàn hàng ngang như thế, nguồn lực khó khăn. Trong thời gian tới phải gom lại, chỉ giữ lại những chính sách ưu tiên ưu đãi đảm bảo được hiệu quả hỗ trợ việc chuyển đổi kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Thứ năm là thực hiện tốt nhất Nghị định 55. Nghị định này được đánh giá là cuộc cách mạng hay là sự cởi mở tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Có ý kiến nói quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng chưa bám sát Nghị định 55, nhưng đây không phải là chuyện riêng của ngành ngân hàng mà cả các cấp chính quyền đều phải vào cuộc.

Nghị định 55 cũng có những điều kiện ràng buộc, nếu các địa phương có sự vào cuộc mạnh mẽ thì chắc chắn Nghị định 55 sẽ được triển khai tốt, mạnh mẽ, tích cực.

NHNN cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết nâng cao môi trường cạnh tranh của nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được thực hiện quyết liệt. Ngay tuần trước tôi được giao thành lập đoàn kiểm tra các ngân hàng thương mại thực hiện Nghị quyết trên. Kết quả cho thấy các ngân hàng thương mại cũng đang quyết liệt triển khai để đến cuối năm sẽ cung cấp các gói tín dụng cho người dân với những điều kiện cụ thể, lãi suất, thời hạn vay vốn…Tất cả những thông tin này sẽ công khai để không còn trường hợp như anh Thành nói. Mục tiêu chúng tôi là như thế.

img imghoi thao “tin dung nh thuc day tai co cau nganh nn”: se doi moi manh me co cau tin dung hinh anh 1

Thứ sáu là tăng cường sự phối hợp chính sách, điều hành chính sách giữa các Bộ ngành, địa phương để làm sao trong điều kiện còn khó thì nguồn vốn tín dụng hỗ trợ được hiệu quả tối đa cho các doanh nghiệp. Để làm được ngành ngân hàng còn phụ thuộc vào các bộ ngành khác. Như muốn sửa một điểm cho vay đóng tàu theo Nghị định 67, phía ngân hàng lo vốn nhưng để đóng con tàu thì liên quan rất nhiều đến Bộ ngành, địa phương khác. Hay như chuyện tái canh cây cà phê, cần gói 12 nghìn tỉ, trong đó Ngân hàng nông nghiệp đảm đương 7 nghìn tỉ để thực hiện. Nhưng để vùng nào tái canh, mức độ tái canh như thế nào thì các bộ ngành phải thực hiện. Chứ ngân hàng cứ ôm khư khư gói 12 nghìn tỷ mà không biết phải giải ngân cho đối tượng nào, vùng nào.

Kết lại, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước sẽ cố gắng xử lý các vấn đề một cách tích cực nhất, phối hợp tích cực với các Bộ các ngành, bám sát sự chỉ đạo chung của Chính phủ. Đặc biệt, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng. Ví như hội thảo hôm nay của Trung ương Hội nông dân và Ngân hàng Nhà nước cũng vì mục tiêu làm sao người nông dân tiếp cận tốt nhất với tín dụng ngân hàng. Câu chuyện các tổ chức Đảng Đoàn thể tham gia vào Ngân hàng chính sách xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các hộ dân thoát nghèo, giảm nghèo bền vững. Đây cũng là những kinh nghiệp thời gian qua đã có và chúng tôi cũng đặt ra trong thời gian tới với những vấn đề như bảo hiểm, xử lý rủi ro, tài sản thế chấp.

Tại Hội thảo này, các diễn giả và các đại biểu đã cùng thảo luận tìm lời giải đáp làm thế nào để tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận tín dụng của nông nghiệp, nông dân? Làm sao để  giúp nông dân, doanh nghiệp gặt hái được thành công, đạt lợi ích thiết thực trong quá trình tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Và ngân hàng bảo toàn và nâng cao chất lượng nguồn vốn...

Đây không chỉ là mong muốn của người nông dân, doanh nghiệp đang có nhu cầu  đầu tư vào nông nghiệp mà còn là mục tiêu  của ngân hàng để khơi thông dòng tín dụng cho lĩnh vực tam nông, góp phần đưa nền nông nghiệp và nông dân phát triển, hội nhập.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem