Theo nguồn tin của Dân Việt, phiên họp này Ủy ban Tư pháp không mời báo chí tham dự.
Trước đó trong 2 ngày 13 và 15/6, trong phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế -xã hội, một số đại biểu Quốc hội trong phát biểu có nhắc tới vụ Hồ Duy Hải. Đó là phát biểu của đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị), đai biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre). Đại biểu Nhưỡng còn nói, ông xem từng bản án vụ Hồ Duy Hải.
Vào sáng qua, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có phát biểu trước Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã tóm tắt lại vụ án, nêu ra các căn cứ của cơ quan tố tụng dùng để buộc tội Hồ Duy Hải.
Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội, trong đó lời khai nhận tội đầu tiên là tự viết ra, không phải là bản cung kiểu hỏi và đáp. Trong quá trình giải quyết vụ án, ở những thời điểm quan trọng của vụ án Hải đều nhận tội.
Khi nhận kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, Hải đã nhận tội đúng như kết luận; khi nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát, Hải cũng khẳng định cáo trạng là đúng; khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm (bị tuyên án tử hình), gửi đơn cho Chủ tịch nước xin ân giảm thì Hải không kêu oan, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Còn người kêu oan nhiều nhất là mẹ của Hồ Duy Hải.
Trước đó vào chiều 8/5/2020, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã công bố Quyết định Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải.
Cụ thể, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định, bản án sơ thẩm, phúc thẩm là đúng, Hồ Duy Hải "không oan sai". Do đó Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao kết luận bác kháng nghị, giữ nguyên bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
Điều 404 của Bộ luật Hình sự về Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
2. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.
Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.