Hương quê

  • Người miền Tây Nam bộ ngày trước luôn dùng củi cây để chụm, nấu đồ ăn, thức uống. Và gắn liền với nó là hình bóng những cự củi được chất ngay ngắn trong chái bếp nhà quê.
  • Đi trên đường Văn Trì - Tây Tựu, (quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) vào những ngày này, ngoài cảm giác lâng lâng hương hoa của bưởi Diễn nở rộ bên những luống hoa xuân, ta còn thấy rạo rực hơn khi bắt gặp những tán bàng lá đỏ trong nắng Tháng Giêng…
  • Ai có dịp dạo trên con đường mòn xã Phú Quới (Vĩnh Long) quê tôi, nhìn xuống mé sông sẽ nghe được tiếng gọi mời mua hàng bằng chất giọng miền Tây đặc sệt: “Ai mua cá, mắm, trái cây… không?”. Tiếng gọi chào hàng thân thương ấy từ lâu đã gắn bó thân thiết với người dân nơi đây từ bao đời.
  • Đi bên cánh đồng ngoại thành Hà Nội những ngày sau Tết, nắng tràn trên những thửa ruộng lúa mới cấy lấp lánh nước, những triền mạ xanh non, những đồng đất bãi trồng màu mịn màng… khiến lòng ta thấy ấm áp, thân thương!
  • Phú Lương cảnh vật còn hoang sơ, hết đường bê tông là những lối mòn đất đỏ lên sườn đồi nhưng mùa Xuân lại vẫn đang rộn rã, khí thế chứ chưa nhạt dần như dưới miền xuôi. Điều quấn hút du khách nhất khi tới Phú Lương là những ngôi nhà sàn, những cây gỗ dổi cao lớn và cánh đồng xanh mướt đẹp như tranh.
  • Ở nông thôn vùng sông nước miền Tây Nam bộ, thường nhà nào cũng có ao, đìa. Đìa là ao lớn ở giữa ruộng và vườn. Khi mùa hạn đến, cá trên đồng xuống sống, gặp đìa chất đầy chà, nước sâu, cá xuống đó trú ẩn, ... Để có cá ăn Tết, người ta tát ao, đìa để bắt cá.
  • Còn nhớ những năm đầu đổi mới, sau bao năm mới, người ta thường háo hức với không khí Tết có chai rượu ngoại, hộp mứt tết bắt mắt hay dây đèn nhấp nháy. Giờ đây, sau sự lắng đọng của thời gian, ai cũng nhận ra những gì mộc mạc, đơn sơ, chân chất mới là hồn vía của Tết.
  • Nôm, đụt, tấm đăng để đơm bắt cá, rổ xảo, thúng, đồng gánh, vỉ đựng cá … những vật dụng gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân vùng nông thôn xuất hiện giữa Sài Gòn khiến bao người xa quê, không về đón Tết cùng gia đình thấy nhớ quê nhưng ấm lòng.
  • Tôi luôn có ý niệm rằng, Tết cũng giống như một vụ mùa được gieo trồng từ bàn tay những người phụ nữ. Từ lúc giữa năm, ngó mấy trái bí đao nằm cheo leo trên vách đất, mẹ đã nghĩ sẽ để dành những quả thật già làm mứt Tết.
  • Từ bao đời nay chiếc bánh chưng đã là một phần không thể thiếu của tết Việt. Thời buổi kinh tế thị trường khi nhiều phong tục đã phải lược bỏ hay phó mặc cho các dịch vụ thì chiếc bánh chưng đậm đà hương vị quê gói sớm để gửi cho người thành phố kịp đón Tết là món quà thể hiện sự gắn kết tình cảm họ hàng, ruột thịt sâu nặng.