Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Làng quê miền núi thay "áo mới"
Đông Giang là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, trồng rừng. Từ thực tiễn đó, huyện xác định việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là cơ hội để thay đổi toàn diện nông nghiệp, nông thôn.
Ông AVô Tô Phương - Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết: "Qua 12 năm triển khai thực hiện, huyện Đông Giang với sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ xuyên suốt của hệ thống chính trị các cấp từ huyện đến các thôn, các tổ dân cư và sự đồng tình hưởng ứng tích cực của người dân đã đạt được nhiều thành quả ấn tượng: tiếp tục duy trì 2 xã đạt chuẩn NTM và 6 thôn duy trì đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu theo Bộ tiêu NTM giai đoạn 2021-2025; số tiêu chí bình quân/xã đạt 10,9 tiêu chí/xã (tăng 8,7 tiêu chí/xã so với năm 2011)...
Diện mạo nông thôn miền núi đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt, 10/10 xã đạt tiêu chí giao thông, tiêu chí điện và tiêu chí thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương".
Công tác quy hoạch và phát triển hạ tầng cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn – đô thị và kết nối các vùng phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường được nâng cao; tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn. Hoạt động của hệ thống chính trị được giữ vững; đẩy mạnh các dịch vụ hành chính....
Với những khó khăn đặc thù của một huyện miền núi có xuất phát điểm thấp, hơn 73% dân số là đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống nên đời sống còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp thường xuyên ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh... dẫn đến nhiều tiêu chí NTM đã đạt nhưng thiếu tính bền vững.
Đồng thời Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 ở các cấp xã, thôn có nhiều chỉ tiêu hơn, yêu cầu chất lượng cao hơn giai đoạn trước, nguồn lực đầu tư gặp rất nhiều khó khăn....
Ông Phương chia sẻ, để hoàn thành những mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM, thời gian tới UBND huyện Đông Giang sẽ tiếp tục huy động, lồng ghép đa dạng hóa các nguồn lực thực hiện chương trình NTM; tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp thông qua việc liên doanh – liên kết trong sản xuất. Đặc biệt lồng ghép và sử dụng có hiệu quả 2 Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ông Hồ Hiệp - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Phát triển quỹ đất huyện Đông Giang cho biết: Thời gian qua, những dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là giao thông, trường học… đã giúp cho diện mạo nông thôn tại huyện miền núi Đông Giang đổi thay từng ngày.
Đặc biệt, các dự án thực hiện theo nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội của người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với đồng bằng.
Phát huy lợi thế kinh tế vườn – rừng gắn với du lịch
Ông Phương cho biết, là huyện miền núi nên ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, Đông Giang còn chú trọng phát triển các mô hình kinh tế mới nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó tập trung phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ.
Đến tháng 12/2023, huyện có giá trị sản phẩm bình quân trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ước đạt 33,29 triệu đồng/ha (tăng 18,2 triệu đồng/ha so với năm 2011). Thu nhập bình quân đầu người đạt 38,1 triệu đồng/năm (tăng so với năm 2011 là 31,39 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 37,46%, giảm 15,06% so với năm 2011....
Với hơn 90% diện tích đất tự nhiên là đất rừng, hơn 50.000ha là rừng tự nhiên. Vì vậy, huyện Đông Giang xác định kinh tế lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, động lực chính để phát triển kinh tế của địa phương.
Đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết trồng rừng gỗ lớn tập trung, gắn với cấp chứng chỉ rừng kết hợp trồng các loài cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng để nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng theo hướng bền vững.
Huyện Đông Giang xây dựng những vùng sản xuất chuyên canh tập trung gắn với tiêu chuẩn chất lượng, quy trình kỹ thuật chuẩn, cấp mã vùng sản xuất và truy xuất nguồn gốc, gắn với sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.
Đặc biệt chú trọng phát triển những loại cây, con chủ lực, đặc trưng có lợi thế của địa phương như: chè dây, chè xanh chuối, ớt A Riêu, bòn bon, quế, heo đen, bò và nhân rộng các mô hình sản xuất đã được khẳng định hiệu quả như hươu sao, dúi... để đa dạng và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Thêm vào đó, huyện phát triển các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản; thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn liên kết với các hộ nông dân để đầu tư vào nông nghiệp quy mô lớn, lĩnh vực chế biến nông sản và lĩnh vực phi nông nghiệp, tạo nhiều việc làm cho lao động miền núi.
Những năm qua, huyện Đông Giang đã thực hiện hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) gắn với phát triển kinh tế số, nhằm nâng cao giá trị gia tăng đồng thời phát huy lợi thế về địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch NTM, cộng đồng du lịch và điểm dịch vụ du lịch NTM.
"Thời gian tới, huyện sẽ đầu tư hình thành hệ thống trung tâm kết nối, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm gắn với chuỗi các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng hàng nông sản; tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu dùng với các huyện lân cận, đặc biệt là với TP.Đà Nẵng nhằm giúp cho Đông Giang ngày càng sôi động...", ông AVô Tô Phương - Chủ tịch UBND huyện Đông Giang nhấn mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.