Huyện Phú Riềng
-
Chủ trương “Dân vận khéo, việc phố, việc làng; đất vàng cũng hiến” tiếp tục lan tỏa về những vùng sâu, vùng xa hẻo lánh nhất của tỉnh Bình Phước khiến đường làng, lối phố, công sở, nhà cộng đồng, nhà dân ngày càng khang trang, sạch đẹp. Điều này có được là do dân hiến “đất vàng” để nhà nước mở đường....
-
Cây sương sâm có tính mát, dùng làm thạch giải khát cho những ngày hè nóng bức. Loại cây này được trồng nhiều ở vùng Tây Nam Bộ, trong đó có tỉnh Bình Phước, và khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Tại tỉnh Bình Phước, mô hình trồng cây sương sâm còn khá mới, số hộ trồng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
-
Nhờ sự cần mẫn, nhạy bén, đổi mới phương thức canh tác và mạnh dạn ứng dụng khoa học, kỹ thuật, trồng xoài trái vụ đã giúp nông dân Mai Văn Hòa ở thôn Phú Vinh, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) có nguồn thu nhập khá từ trồng xoài Đài Loan.
-
Anh Nghiêm Văn Giang, Giám đốc HTX sầu riêng Long Bình, xã Long Bình, huyện Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) cho biết, HTX hiện có 19 thành viên với 90 ha diện tích sầu riêng, trong đó hơn 30 ha đang cho thu hoạch, sản lượng sầu riêng khoảng 650 tấn/năm. Trung bình 1 ha trồng sầu riêng như năm nay sẽ cho thu từ 1-1,2 tỷ đồng...
-
Tổ nghề cá cộng đồng xã Long Hưng (huyện Phú Riềng) được thành lập sớm nhất ở tỉnh Bình Phước, vẫn duy trì hoạt động hiệu quả với 22 thành viên. Tất cả thành viên trong tổ đều đồng thuận và không có xung đột về lợi ích; tuân thủ các quy định về khai thác và đánh bắt thủy sản...
-
Sau chuyến đi Lâm Đồng hồi tháng 5-2008, ông Phạm Văn Dũng, nông dân thôn 3, xã Long Bình (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) nảy sinh ý định trồng rau bồ ngót (rau ngót) xen dưới tán điều. Ông thanh lý vườn ca cao, cải tạo lại đất và xuống giống rau bồ ngót...
-
Hơn 2 tháng nay, “cơn sốt” trồng sầu riêng đã lan sang Bình Phước. Mặc dù có kinh nghiệm với những “cơn sốt” đã từng bùng phát như “sốt” cao su, hồ tiêu, bưởi da xanh… nhưng hiện nhiều nông dân ở tỉnh Bình Phước vẫn bất chấp các điều kiện cần và đủ để trồng sầu riêng
-
Gắn bó với nghề trồng cây cảnh từ năm 2005, gia đình ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn 4, xã Long Tân, huyện Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) đang trồng khoảng 4.000 gốc mai vàng, trong đó có 800 gốc mai phục vụ tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Đáng chú ý, ông có 2 cây mai vàng trị giá khoảng 500 triệu đồng.
-
Được người dân trong vùng biết đến không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi (trồng sầu riêng, trồng tiêu hữu cơ) mà ông Trần A Sám (57 tuổi) ở thôn Đồng Tiến, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) còn có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động từ thiện xã hội...
-
Nhắc đến ông Nguyễn Hữu Năm ở xã Long Tân, huyện Phú Riềng (Bình Phước), người dân địa phương nghĩ ngay cái tên thân mật là “ông Năm sầu riêng”. Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng ông Nguyễn Hữu Năm vẫn giữ niềm say mê nghiên cứu, sáng tạo ra máy móc hữu ích trong chăm sóc cây trồng và đặc biệt là sầu riêng hữu cơ.