Huyện vĩnh tường
-
Xã Vĩnh Sơn (thường gọi là làng rắn Vĩnh Sơn), huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được mệnh danh là thủ phủ nuôi rắn của Việt Nam (trong đó có nuôi rắn hổ mang) với sản lượng hàng năm khoảng 250 tấn rắn thịt thương phẩm và khoảng 3 - 4 triệu quả trứng rắn hổ mang để ấp thành rắn giống.
-
Nhờ kiên trì, cần cù, chịu khó, ông Phùng Văn Cương, thôn 4, xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) đã gây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang, mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng từ loài động vật có nguồn gốc hoang dã này.
-
Ở thôn Thượng Lạp, xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) có một cây duối cổ thụ hơn 700 năm tuổi. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, cây duối vẫn vươn mình hiên ngang, mang nét đẹp cổ kính, độc đáo, trường tồn với thời gian.
-
Cùng với việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, các nghề truyền thống như làm bún, bánh cuốn, bánh ngõa đang được chính quyền và người dân xã Lũng Hòa (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) duy trì và phát triển, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
-
Anh Nguyễn Tiến Lộc đến từ xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc là người tiên phong đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất sữa bò hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu với thương hiệu Sữa Vĩnh Tường. Với những thành tích ấn tượng, anh Lộc vinh dự được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.
-
Ba xã ấy nay là xã Tứ Trưng, gồm ba thôn Văn Trưng, Vĩnh Trưng (trước là Lăng Trưng) và Thế Trưng (trước là Hiến Trưng) thuộc huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), ngoài ra còn có thôn Bảo Trưng (trước là Nhủ Trưng). Đây là vùng đất hiếu học, đất khoa bảng sản sinh nhiều anh tài, vinh hiển đỗ đạt ghi vào sử sách.
-
Quán Đơi thuộc địa phận thôn Đơi, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng Thượng Trưng là một làng cổ. Quán Đơi thờ ông Đơi, bà Đơi, tương truyền là đã có công nuôi giấu thái tử Duy Diêu thời gian triều đình thời Lê - Trịnh xảy ra chính biến, về sau thái tử Duy Diêu lên ngôi, hiệu là Lê Cảnh Hưng...
-
Đình Thổ Tang, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường là một trong những ngôi đình cổ nhất còn lại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là công trình tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc đình làng Bắc Bộ thế kỷ XVII và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1964.
-
Kẻ Rưng xưa gồm Văn Trưng, Lăng Trưng và Hiến Trưng thuộc phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây - từng nổi tiếng thiên hạ bởi nhiều người văn hay chữ tốt, ghi danh khoa bảng. Ba xã ấy nay là xã Tứ Trưng, gồm ba thôn Văn Trưng, Vĩnh Trưng và Thế Trưng thuộc huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), ngoài ra còn còn có thôn Bảo Trưng...
-
Cuối tuần, từ thành phố Vĩnh Yên, tôi thong dong gần 15 km về xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) tham quan vườn cò Phương Xô. Cách thành phố không bao xa, ấy vậy mà vườn cò đã đem đến cho tôi sự trải nghiệm thú vị bởi môi trường và sự gần gũi, thân thiện...