Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, theo y học cổ truyền, lá hẹ vị ngọt cay, tính ấm, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương.
Ngoài ra, lá hẹ có tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí, tán ứ, chỉ hãn.
Lá hẹ có vị cay tính ôn, có tác dụng bổ can thận, tráng dương. Ngoài ra, hẹ còn có tác dụng chữa lỵ rất hiệu quả.
Lá hẹ có vị cay tính ôn, có tác dụng bổ can thận, tráng dương.
Bồi bổ dương khí
Chữa dương hư thận yếu, liệt dương, di mộng tinh: Lấy 250 g lá hẹ, 60 g nhân hồ đào, dùng dầu vừng xào chín, ăn trong ngày, dùng liên tục trong một tháng sẽ có công hiệu rất tốt.
Chữa thận hư, di mộng tinh
Dùng hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột, trộn với mật làm hoàn to bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 5 g với rượu ấm vào lúc đói.
Tăng cường sinh lực phái mạnh
Tăng khả năng sinh dục của nam giới: Dùng lá hẹ 200 g, con ngài tằm đực khô 1000 g, dâm dương hoắc 600 g, kỷ tử 200 g, kim anh tử 500 g, ngưu tất 300 g, ba kích 500 g, thục địa 400 g, sơn thù 300 g, đường kính 4000 g, tất cả đem ngâm trong 20 lít rượu, sau 30 ngày thì dùng dược, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15 ml.
Chữa rôm sảy
Chữa rôm sảy bằng cách lấy 60g rễ hẹ sắc nước uống. Nếu lở loét, lấy lá hẹ giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
Chữa táo bón
Nếu bị táo bón, dùng hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g, hòa nước sôi uống ngày 3 lần.
Phòng ung thư đại tràng
Rau hẹ chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, phòng chống bệnh táo bón. Chất xơ trong loại rau này còn có khả năng cân bằng các nhóm vi khuẩn đường ruột, giảm thiểu tác động của các chất gây ung thư niêm mạc ruột, dự phòng tích cực bệnh ung thư đại tràng. Có thể dùng lá hẹ để nấu canh, hoặc xào, nấu để ăn trong ngày.
Chữa đau mỏi gối
Lấy 250 g lá hẹ, 60 g nhân hồ đào, dùng dầu vừng xào chín, ăn trong ngày.
Chữa giun kim, ra mồ hôi trộm
Lấy 30 g lá hẹ ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn trong ngày.
Lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý, lá hẹ là loại rau khó tiêu nên mỗi lần không ăn quá nhiều, chỉ ăn theo đúng liều lượng.
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.