Những người ủng hộ Brexit ở Anh đang ăn mừng chiến thắng, kết quả cuộc trưng cầu dân ý hôm nay đã tạo ra cơn địa chấn không chỉ với nước Anh mà cả ở châu Âu.
Dự kiến, Thủ tướng Anh David Cameron sẽ có phản ứng của mình trước kết quả trưng cầu dân ý sau vài giờ nữa.
Đồng bảng Anh đã sụt giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985 do những lo ngại người dân Anh sẽ bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).Theo số liệu của Bloomberg, một bảng Anh hiện chỉ đổi được 1,3466 USD, mức thấp nhất trong 3 thập kỷ qua, giữa lúc các kết quả trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit cho thấy phe ủng hộ đang thắng lớn trước phe phản đối.
Trước khả năng Brexit đang hiện hữu, giá dầu đã giảm hơn 5% ở châu Á trong phiên giao dịch ngày 24/6, trong khi đó chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản cũng sụt giảm mạnh tới hơn 6% trong chiều cùng ngày (giờ địa phương) do những lo ngại về Brexit.
Những người ủng hộ Brexit vui mừng khi kết quả kiểm phiếu cho thấy tỷ lệ rời bỏ đang dẫn đầu.
Với châu Âu, Brexit sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trên Lục địa già. Cú sốc từ việc một thành viên rời khỏi EU sẽ châm ngòi cho những cuộc biểu tình ủng hộ sự đoàn kết của châu lục trên toàn châu Âu. Đức và Pháp sẽ chớp lấy cơ hội để thúc đẩy sự hợp tác bằng những đề xuất làm sâu sắc thêm sự hòa nhập của châu Âu. Những biện pháp mới có thể sẽ tránh những vấn đề gây tranh cãi, như hòa nhập về tài chính, mà thay vào đó tập trung vào những lĩnh vực đã có sẵn sự nhất trí như an ninh và quốc phòng.
Không có Anh, EU sẽ mất một thành viên tự do, thân thiện với thị trường, thay vào đó những quốc gia theo chủ trương can thiệp như Pháp, Italy và Tây Ban Nha sẽ chiếm thế thượng phong trong khối. Đức lâu nay vốn xem Anh là một đối trọng với Pháp trong EU, và nếu không có lá phiếu của London trong Hội đồng châu Âu, Đức, Hà Lan và các quốc gia Bắc Âu sẽ đánh mất một sự hậu thuẫn quan trọng trên bàn đàm phán với các quốc gia Địa Trung Hải. Vị thế của Đức bị suy yếu thậm chí có thể khuyến khích Pháp tìm cách chiếm vai trò cầm trịch của khối, làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia lãnh đạo EU.
Theo New York Times, những người ủng hộ Brexit cho rằng trong 4 thập kỷ qua, EU đã thay đổi quá nhiều về quy mô và ngày càng quan liêu, khiến tầm ảnh hưởng và chủ quyền của Anh bị suy giảm. Họ cho rằng nước Anh đang bị “kìm hãm” bởi EU khi liên minh áp đặt quá nhiều quy định về kinh doanh hay như Anh đổ nhiều tiền vào khối này mà chỉ được nhận lại chút ít. Họ cũng muốn Anh giành lại quyền kiểm soát các đường biên giới, giảm số lượng người tới đây sống hoặc làm việc.
Theo điều 50 của Hiệp ước Liên minh châu Âu, những thành viên muốn rút khỏi khối này trước hết phải đàm phán về các điều khoản rút khỏi đồng thời đề ra một khuôn khổ cho sự hợp tác trong tương lai với châu Âu. Tiến trình này có thể mất tới 2 năm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.