Khách du lịch tham quan Sakaro Sodo - một trong những địa điểm tập trung nhiều khối đá Phallic hình "của quý" bí ẩn, được các nhà khảo cổ nghiên cứu kỹ nhất. (Ảnh: Ashenafi Zena)
Các khối đá Phallic hình "của quý" bí ẩn, nay "nói lên" nhiều điều về cư dân thời Cổ đại
Tại khu vực Gedeo của Ethiopia - quốc gia thuộc khu vực Đông Phi - có khoảng 10.000 khối đá Phallic (thường được gọi là Phallus và được coi như Stelae - di tích "bia đá") nguyên khối cao hơn 6m, nằm rải rác trên 60 địa điểm khác nhau.
Duy nhất chỉ có khối đá Phallic hình "của quý" bí ẩn này tại địa điểm Tuto Fela (cách Sakaro Sodo khoảng 48km về phía bắc) được dựng lên vào năm 1100 sau Công nguyên, là có niên đại như được suy đoán trước đây. (Ảnh: DM)
Nhóm nghiên cứu của các nhà khảo cổ thuộc Đại học bang Washington, Mỹ đứng đầu là Tiến sĩ Ashenafi Zena, mới đây đã thực hiện nghiên cứu chi tiết hơn tại 3 địa điểm Chelba Tututi, Sakaro Sodo và Soditi (đều nằm trong vùng Gedeo) và đưa ra kết luận: Những khối đá Phallic hình "của quý" bí ẩn tại Sakaro Sodo có khả năng được dựng lên sớm nhất là vào khoảng năm 50 trước Công nguyên. Tức là từ 2.070 năm trước - sớm hơn 1.000 năm so với suy đoán trước đây.
Một địa điểm khai quật khảo cổ dưới chân các khối đá Phallic hình "của quý" bí ẩn tại Sakaro Sodo. (Ảnh: Zena et al/ Journal of African Archeaelogy)
Không có nhiều thông tin về những cư dân từng sinh sống tại Sakaro Sodo vào đầu thiên niên kỷ thứ Nhất. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, niên đại mới được xác định của những khối đá Phallic hình "của quý" bí ẩn được dựng lên sớm nhất trùng với sự xuất hiện của các loài vật nuôi ở miền nam Ethiopia, cũng như với sự phát triển của các hệ thống kinh tế - xã hội phức tạp hơn.
"Một trong những lý do vì sao nghiên cứu mới này lại quan trọng, là vì nó có khả năng làm sáng tỏ việc những con người đầu tiên ở khu vực này đã làm gì để kiếm sống, cùng các hoạt động văn hóa - xã hội của họ" - Giáo sư Andrew Duff thuộc nhóm nghiên cứu nói và lưu ý thêm rằng: 2 địa điểm Chelba Tututi và Sakaro Sodo đều đã được đề cử bảo vệ là Di sản Thế giới, nên "việc hiểu rõ hơn về chức năng của các di tích "bia đá" này và cách chúng được dựng lên thực sự hữu ích cho việc đạt danh hiệu Di sản Thế giới của UNESCO".
Các khối đá Phallic hình "của quý" bí ẩn tại Sakaro Sodo luôn thu hút nhiều người tới tham quan. (Ảnh: Zena et al/ Journal of African Archeaelogy)
Cụ thể là cùng với việc "đẩy lùi" niên đại dựng lên các khối đá Phallic hình "của quý" bí ẩn hơn 1.000 năm, các nhà nghiên cứu đã lần đầu tiên có thể xác định nơi người xưa khai thác đá để xây dựng nên các di tích "bia đá" đó. Điều này được chứng minh qua một số khối đá Phallic hình "của quý" đã hoàn thành và còn dang dở được tìm thấy tại những địa điểm khai thác đá ở cả Gedeo và vùng Sidama xa hơn cũng thuộc Ethiopia.
Các khối đá Phallic hình "của quý" bí ẩn được các chuyên gia cho rằng có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả đánh dấu nơi chôn cất hoặc đánh dấu sự chuyển giao quyền lực. (Ảnh: archaeology.wiki)
Nhóm nghiên cứu cũng có thể truy tìm nguồn gốc các mảnh đá Obsidian (đá thủy tinh núi lửa) được phát hiện từ những địa điểm có các khối đá Phallic hình "của quý" bí ẩn trên khắp Gedeo. Từ đó họ có thêm phát hiện bất ngờ là hầu hết đá Obsidian có nguồn gốc từ phía bắc Kenya cách đó khoảng 300km. Qua đó giúp "giải mã" thêm một bí ẩn về nguồn gốc số đá Obsidian có thể là đã được mua qua những người buôn bán đường dài.
Bí mật ẩn giấu dưới các kiến trúc Phallic hình "của quý" xưa và nay
Một bức tượng cổ được cho là nhằm tôn vinh Hermes - Sứ giả của Thần linh và là 1 trong 12 vị Thần trên đỉnh Olympus theo thần thoại Hy Lạp. (Ảnh: Wikipedia)
Các cấu trúc Phallic hình "của quý" bí ẩn tại nhiều nơi trên thế giới, dù vô thức hay có chủ ý, cũng là một biểu tượng tượng trưng cho dương vật của con người. Nhất là những ngôi nhà có cấu trúc trông giống kiểu Phallic thường trở thành một nguồn giải trí cho cả người dân địa phương và khách du lịch.
Một số trong những công trình kiến trúc thời nay có hình dáng giống Phallic ("của quý"). (Ảnh: hisour)
Thời nay nhiều học giả và nhà nghiên cứu xã hội đã chỉ ra bản chất biểu tượng của kiến trúc kiểu Phallic hình "của quý", đặc biệt là của những tòa nhà chọc trời vốn chiếm ưu thế trong cảnh quan, như biểu tượng của uy quyền nam giới. Kể cả các tòa tháp hoặc các cấu trúc thẳng đứng khác cũng có thể vô tình hoặc chủ ý thể hiện ý nghĩa đó.
Linh Quyên (Daily Mail)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.