Việc thu
thập thông tin tình báo đóng vai trò quyết định cho những bước đi chiến lược
của Mỹ ở hiện tại và tương lai. Biết rõ những đối thủ tiềm tàng đang làm gì? Họ
có những hệ thống vũ khí mới nào? Trả lời những câu hỏi này một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Lầu
Năm Góc và CIA.
Để phục vụ cho nhiệm vụ do thám, Mỹ đã
không tiếc tiền đầu tư cho nhiều dự án phát triển các phương tiện trinh sát
đường không, trong đó UAV là một ưu tiên hàng đầu.
Ngoài một số dự án được công khai, quân đội Mỹ còn rất nhiều dự án phát triển phương tiện trinh sát bí
mật khác, RQ-170 Sentinel là một một trong những dự án như vậy. Thế giới
gần như không biết gì về sự phát triển của loại UAV này, chỉ có một số thông
tin không chính thức về chuyến bay thử nghiệm của nó tại Afghanistan vào
năm 2007.
Tuy nhiên ở thời điểm đó, thông tin về sự phát triển của loại UAV này nhanh
chóng rơi vào quên lãng bởi chính sách bảo mật thông tin khá chặt của Lầu
Năm Góc.
Chỉ đến khi RQ-170 Sentinel gặp sự cố và rơi xuống Iran vào cuối năm 2011, người ta
mới biết đến sự tồn tại của loại UAV đầy bí ẩn này trong biên chế Không quân
Mỹ.
Bóng ma tàng hình
RQ-170 Sentinel có thiết kế tiêu biểu cho xu hướng tàng hình
đang thịnh hành trong thiết kế máy bay trên thế giới. Máy bay có thiết kế cánh
“dơi” tương tự như kiểu thiết kế của B-2 Sprit, và không có cánh đuôi đứng
nhằm làm tăng khả năng tàng hình.
RQ-170 Sentinel được phát triển trên cơ sở lấy ý tưởng thiết của
loại UAV RQ-3 DarkStar do Lockheed
Martin chế tạo trước đó (nhưng không đủ tải trọng hữu ích để thực hiện các nhiệm vụ
quân sự).
RQ-170 được trang bị một động cơ phản lực bên trong thân với
cửa hút không khí nằm phía trước trên lưng máy bay và được che chắn bởi phần
mũi hình chữ V nối liền với cánh.
Loại UAV này có bộ phận hạ cánh 3 bánh được gập lại vào bên
trong thân, phần nhô lên phía trên chô gập bánh đáp được cho là vị trí gắn các
ăng ten liên lạc vệ tinh SATCOM tốc độ cao. RQ-170 sử dụng đến 90% vật liệu
composite trong thiết kế để làm giảm trọng lượng và tăng khả năng tàng hình và tăng
độ bền cơ học.
RQ-170 Sentinel có diện tích phản hồi radar RCS rất thấp,
điều này cho phép UAV này hoạt động hiệu
quả trên khu vực biên giới của của đối phương để thu thập thông tin tình báo về
các hoạt động thử nghiệm tên lửa hay các hoạt động khác.
Theo cách đặt tên trong quân đội Mỹ, R được chỉ định cho các
phương tiện làm nhiệm vụ trinh sát. Theo quan điểm thiết kế, RQ-170 Sentinel sẽ
không có khả năng mang vũ khí mà chỉ tập trung cho nhiệm vụ thu thập thông tin
tình báo.
Kỹ năng trinh sát cực
đỉnh
RQ-170 Sentinel được trang bị một camera quang điện tử dưới
bụng để thực hiện việc thu thập hình ảnh
và đàm thoại video thời gian thực giữa trung tâm chỉ huy và chiến trường, cảm
biến quang-hồng ngoại hai bên cánh của máy bay.
Về radar, RQ-170 được trang bị radar quét
mạng pha điện tử chủ động, radar AESA với khả năng mở khẩu độ tổng hợp để lập
bản đồ số mặt đất, hệ thống thu thập thông tin tình báo tích hợp.
RQ-170 được trang bị một động cơ phản lực TF-34 do General
Electric sản xuất, đây là một động cơ hiệu suất cao, tạo ra tỷ lệ lực đẩy/
trọng lượng lớn hơn 1, tiêu thụ ít nhiên liệu, giảm thiểu chi phí và tăng thời
gian hoạt động.
|
Loại UAV này có khả năng hoạt động ở độ cao 17km, cung cấp khả năng
giám sát, thu thập thông tin tình báo, đàm thoại video thời gian thực, thực
hiện các hoạt động tác chiến điện tử trên một khu vực rộng lớn. Nó có khả
năng hoạt động như một vệ tinh mini tương tự RQ-4 Global Hawk.
RQ-170 được cho là có một trí tuệ nhân tạo ở dạng sơ khai
với hệ thống cất hạ cánh tự động ALR, cho phép nó hoạt động một cách
độc lập với trạm điều khiển mặt đất. Hệ
thống trí tuệ nhân tạo này có khả năng phản ứng với các mối đe dọa từ radar của
đối phương, nó có thể tự động hủy bỏ nhiệm vụ nếu bị radar đối phương phát
hiện.
Ở chế độ hoạt động tự động, RQ-170 ngắt mọi liên lạc hoặc
chỉ liên lạc một cách giới hạn với trạm điều khiển mặt đất. UAV này chỉ thu thập
thông tin mà không truyền đi. Điều này giúp nó gần như vô hình với các
phương tiện trinh sát trên mặt đất của đối phương.
Nên nhớ, các radar chủ động có thể
không phát hiện ra sự hiển diện của máy bay tàng hình trong khu vực, nhưng các radar bị
động vẫn có thể phát hiện ra sự trao đổi thông tin giữa các máy bay với nhau
hoặc với trạm chỉ huy mặt đất.
Có một số nhận định cho rằng, sự cố mà RQ-170 gặp phải tại Iran năm 2011, cũng bắt nguồn từ cơ chế hoạt động tự động và ngắt liên lạc của UAV này. Cụ thể khi RQ-170 gặp vấn đề, trạm điều khiển
mặt đất không thể can thiệp kịp thời, hệ thống ALR đã kích hoạt và máy bay đã hạ cánh xuống một vị trí không xác định tại Iran.
Tất nhiên, RQ-170 Sentinel có thể được điều khiển bằng tay từ trạm
điều khiển mặt đất GCS thông qua kênh liên lạc vệ tinh tốc độ cao. Ở chế độ
này, UAV sẽ an toàn hơn nhưng nó sẽ dễ bị phát hiện hơn bằng các phương tiện
trinh sát thụ động do có sự trao đổi thông tin liên tục giữa UAV và trạm điều
khiển mặt đất.
Những vụ cất cánh
nhuốm màu bóng đêm
RQ-170 Sentinel được cho là đã triển khai hoạt động bí mật
tại Afghanistan từ năm 2007. Tuy nhiên ở thời điểm đó, UAV này vẫn ở trong trạng thái thử nghiệm
và chưa hoạt động đầy đủ các tính năng. Tháng 12.2009 tờ JoongAng Daily của Hàn
Quốc cho biết, một chiếc RQ-170 Sentinel đã được triển khai hoạt động tại Hàn Quốc
trong vài tháng và dự kiến sẽ triển khai hoạt động thường xuyên từ năm 2010
để thay thế cho máy bay do thám U2.
Tháng 8.2010, RQ-170 được triển khai hoạt động tại Afghanistan
với đầy đủ các tính năng, trong đó có tính năng quan trọng là cung cấp đàm
thoại video thời gian thực.
RQ-170 Sentinel được cho là đã thực hiện các hoạt động
giám sát tại khu vực Abbottabad-nơi trú ẩn của Bin Laden trước khi biệt đội 6
của lực lượng đặc nhiệm Navy SEAL tiến
hành tấn công tiêu diệt trùm khủng bố này.
RQ-170 Sentinel được giới quân sự thế giới đặc biệt chú ý sau khi nó gặp sự cố
và rơi xuống Iran
vào tháng 12.2011. Điều này đã dẫn đến những tranh cãi từ Mỹ và Iran về quyền sở hữu chiếc UAV này. Phía Mỹ đã
yêu cầu Iran trả lại UAVy
nhưng Tehran đã từ chối và đã nộp đơn lên Hội
Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc tố cáo Mỹ cố tình xâm nhập không phận Iran.
RQ-170 Sentinel rơi xuống Iran gần như nguyên vẹn. Điều này
làm dấy lên mối quan tâm về nguồn gốc của nó. Phía Iran tuyên bố họ
đã “ép” máy bay không người lái này hạ cánh bằng tác chiến điện tử. Tuy nhiên, tuyên bố kể trên lại khá
mâu thuẩn với thông tin Iran phải mất hơn 2 ngày với tìm thấy RQ-170 sau khi có báo cáo về một UAV gặp sự cố trên
không phận Iran.
Chiếc UAV được Iran công bố có thực sự là Sentinel
hay không? Nó rơi xuống Iran bằng cách nào vẫn là một ẩn số nhưng rõ ràng
trong biên chế của CIA và Không quân Mỹ còn có rất nhiều hệ thống vũ khí mà thế
giới chưa hề được biết đến.
Minh Châu (Minh Châu)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.