Cận cảnh cổ vật lạ khai quật khảo cổ từ một con tàu đắm gần hòn đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu năm 1990-1992

Chủ nhật, ngày 05/05/2024 05:31 AM (GMT+7)
Ngay sau khi phát hiện toạ độ con tàu cổ đắm, UBND tỉnh Bà Rịa–Vũng tàu đã chỉ định Công ty Trục vớt Cứu Hộ (Visal) tổ chức trục vớt số cổ vật, hiện vật cổ trên tàu với sự tham gia của các chuyên gia khảo cổ của công ty Maritime (Singapore)...
Bình luận 0

Đây là con tàu cổ đầu tiên được phát hiện và khai quật trong những năm 1990 – 1992. Xác tàu nằm ở tọa độ 080038’15” vĩ Bắc, 108048’50” kinh Đông, vùi sâu trong lớp cát từ 0,6m – 1m, ở độ sâu 40m so với mực nước biển. 

Vì tọa độ của tàu nằm ở vùng biển gần kề đảo Hòn Cau (Bà Rịa – Vũng Tàu) nên tàu được mang tên là “Tàu cổ Hòn Cau”. 

Tàu cổ được làm bằng gỗ có kích thước 32,71 x 9m. Ngay sau khi phát hiện toạ độ tàu đắm, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu đã chỉ định Công ty Trục vớt Cứu Hộ (Visal) tổ chức trục vớt số cổ vật trên tàu với sự tham gia của các chuyên gia khảo cổ của công ty Maritime (Singapore). 

Sau khi trục vớt, số cổ vật trong tàu cổ Hòn Cau được Hội đồng Giám định Cổ vật Quốc gia nghiên cứu, thẩm định.

Hàng hóa trên tàu chủ yếu là gốm sứ, với số lượng tới 60.000 hiện vật cổ. Số gốm sứ này chủ yếu có nguồn gốc từ các lò Cảnh Đức Trấn, Sơn Đầu, Đức Hóa (Trung Quốc)...

Ngoài ra còn có một số chảo gang, hồng khô… đây là những sản phẩm dùng để xuất khẩu, nên ngoài một số loại hình đồ gốm sứ mang phong cách Trung Hoa truyền thống còn có những loại sản phẩm được đặt hàng mang phong cách châu Âu rõ nét từ kiểu dáng đến đề tài trang trí.

Cận cảnh cổ vật lạ khai quật khảo cổ từ một con tàu đắm gần hòn đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu năm 1990-1992- Ảnh 2.

Tượng sứ men nâu-một trong những hiện vật cổ khai quật khảo cổ từ xác con tàu cổ bị đắm ở gần đảo Hòn Cau (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Đồ dùng của thủy thủ đoàn trên tàu cũng được phát hiện, gồm có: khay, ấm đun nước, bát, đĩa, cân tiểu ly, gương đồng, ấn triện, nhíp nhổ râu, que lấy ráy tai… các trang thiết bị khác trên tàu gồm có: đồng hồ mặt trời, súng lệnh, súng thần công được sản xuất ở Tây Ba Nha. 

Căn cứ vào những đồ dùng của thủy thủ đoàn này, cũng như cấu trúc thân tàu, có thể nghĩ rằng đây là một con tàu cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang trên đường chở hàng sang châu Âu bị đắm ở vùng biển Việt Nam.

Cận cảnh cổ vật lạ khai quật khảo cổ từ một con tàu đắm gần hòn đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu năm 1990-1992- Ảnh 3.

 Tiền cổ mang tên Khang Hy thông bảo trục vớt được từ xác tàu cổ bị đắm gần đảo Hòn Cau (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Rất nhiều vật dụng và hàng hóa trên tàu, thậm chí cả thân tàu có dấu vết của lửa cháy đưa tới giả thiết con tàu này có thể bị hỏa hoạn hoặc bị cướp biển đốt tàu dẫn đến việc nó không thể tiếp tục hành trình của mình mà vĩnh viễn nằm lại nơi đáy biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đồ gốm sứ – hàng hóa chủ yếu của con tàu mang phong cách thời Khang Hy triều nhà Thanh bên Trung Quốc (1662 – 1722).

Việc phát hiện ra một thỏi mực trên xác tàu cổ có niên đại Canh Ngọ khiến nhiều chuyên gia cho rằng niên đại tuyệt đối của tàu là vào năm 1690.

Cận cảnh cổ vật lạ khai quật khảo cổ từ một con tàu đắm gần hòn đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu năm 1990-1992- Ảnh 4.

 Đĩa cổ bằng sứ men trắng vẽ lam vớt được từ xác con tàu cổ bị đắm gần đảo Hòn Cau (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cận cảnh cổ vật lạ khai quật khảo cổ từ một con tàu đắm gần hòn đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu năm 1990-1992- Ảnh 5.

 Bình sứ men trắng vẽ lam có vú

Bảo tàng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (baotangbrvt.org.vn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem