The Sandmand là series mới nhất của Netflix, dựa trên truyện tranh nổi tiếng của DC Comics. Phim có nhân vật chính là một vị thần tên là Morpheus (hay Dream), người được mệnh danh là chúa tể cõi mộng, kẻ điều khiển giấc mơ của nhân loại với hành trình bảo vệ giấc mơ của loài người. Ra mắt được khoảng hơn 1 tuần, The Sandmand đã đứng nhất trong top 10 chương trình nói tiếng Anh ăn khách nhất, với hơn 70 triệu giờ xem (theo thống kê từ Netflix top 10).
Mới đây, trang fanpage của VTV đưa tin, nhà sản xuất của The Sandmand xác nhận, ê-kíp bộ phim đã lấy cảm hứng từ Cầu Vàng Việt Nam (Bà Nà, Đà Nẵng), để tạo nên cây cầu trong vương quốc giấc mơ của chúa tể Morpheus.
Người này cho hay, ê-kíp của The Sandmand yêu thích chất liệu siêu thực của cây cầu và cách nó được thể hiện qua quy mô cùng sự kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo. Điều đáng nói là, trong truyện tranh nguyên tác của The Sandmand, vương quốc giấc mơ không có một cây cầu nào mà ý tưởng này dường như đã giúp cho bộ phim tạo nên nhiều ấn tượng. Hy vọng, bạn bè quốc tế khi xem The Sandman sẽ có dịp tò mò nhiều hơn về Cầu Vàng.
Tenet
Tenet là bộ phim mới nhất của đạo diễn lừng danh Christopher Nolan, xoay quanh một thế giới giả định trong tương lai, nơi mà con người có thể tua ngược và chơi đùa với thời gian tùy theo ý mình. Cách đây 5 năm, đạo diễn Christopher Nolan xuất hiện ở Việt Nam cùng gia đình. Nhiều fan của vị đạo diễn cho rằng, ngoài việc du lịch, ông còn muốn tham khảo bối cảnh cho bộ phim tiếp theo của mình.
Bằng chứng là trong phim Tenet, Vịnh Hạ Long đã xuất hiện trong cảnh phim nhân vật phản diện có một chuyến nghỉ dưỡng với vợ mình trên du thuyền. Bên cạnh đó, còn có một tình tiết đáng chú ý khác khi phim tiết lộ hai hân vật này đi tới Hạ Long nghỉ dưỡng với cái giá 9 triệu USD. Không dám chắc điều này có phải "hư cấu" hay không nhưng nó cũng làm cho người Việt "nở mày nở mặt" vì cảm thấy địa điểm du lịch của nước mình được coi trọng đến vậy.
Kong: Skull Island
Thật là thiếu sót nếu danh sách này thiếu đi Kong: Skull Island – bom tấn Hollywood với sự tham gia của dàn sao Tom Hiddleston, Samuel L. Jackson, Brie Larson…, chọn một loạt bối cảnh chính ở Việt Nam như: Ninh Bình với Tràng An và đầm Vân Long, ngoài ra phim còn quay ở Quảng Bình, Quảng Ninh. Phim có nội dung xoay quanh một nhóm nhà khảo cổ bị mắc kẹt ở một hòn đào kỳ bí ở Thái Bình Dương, nơi chú ngụ của con quái vật Kong hùng mạnh.
Để tạo ra nét hoang sơ của một hòn đào đẩy rẫy hiểm nguy trong phim, khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) được thiết kế như một làng thổ dân với hàng chục cái lều tre, nứa. Với Vịnh Hạ Long, nam diễn viên Tom Hiddleston từng không tiếc lời khen ngợi: "Tôi nghĩ Việt Nam đẹp nhất, đặc biệt là vịnh Hạ Long. Ở đây có một quần thể các vũng nước sâu, các ngọn núi bất chợt nhô ra khỏi mặt biển sừng sững như những tòa nhà chọc trời, thật là điều chưa từng thấy. Không riêng tôi, các bạn diễn John Goodman, Jason Mitchell đều nghĩ như vậy".
The Lover
The Lover (Người tình) là câu chuyện tình dang dở mang hơi hướng Lolita, được thuật lại qua chính hồi ức của nàng "Lolita" Duras về mối nhân duyên ngang trái của cô gái Pháp mười lăm tuổi rưỡi (Jane March thủ vai) và người đàn ông gốc Hoa ba mươi hai tuổi (Lương Gia Huy).
Bộ phim được quay tại Việt Nam vào năm 1986 với nhiều bối cảnh quen thuộc của Sài Gòn và các cùng Nam Bộ. Trong đó chắc chắn người xem không thể nào quên được hình ảnh Sài Gòn được hồi tả với khu vực riêng dành cho người châu Âu sang trọng. Thêm hình ảnh Chợ Lớn ồn ào, đa sắc màu của người hoa.
Cảng Sài Gòn thì tấp nập, được ví như "bao lơn Thái Bình Dương" thời thịnh vượng. Ngoài ra, bối cảnh trong The Lover còn gợi nhớ về những vang bóng một thời của vùng Cửu Long thuộc địa. Bầu không khí tỉnh lẻ thời bấy giờ vẫn còn đâu đó, kèm theo màu của phù sa trù phú.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.