Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 22/3, Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) đã có quyết định khởi tố vụ án huỷ hoại rừng, chuyển hồ sơ sang Công an huyện để tiếp tục điều tra, xử lý vụ phá rừng phòng hộ ở tiểu khu 169, thuộc xã Vĩnh Hảo (huyện Vĩnh Thạnh).
Đây là vụ phá rừng phòng hộ, với 165 gốc sao đen cả "chục năm tuổi" ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định mà Dân Việt đã phản ánh.
Theo một lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh, vụ phá rừng có tính chất phức tạp, mức độ thiệt hại lớn nên Hạt Kiểm lâm huyện khởi tố vụ án. Sau đó, chuyển hồ sơ qua Công an huyện để tiếp tục điều tra, khởi tố các bị can và xử lý vụ án theo thẩm quyền.
Theo điều tra ban đầu, tổng diện tích rừng bị thiệt hại trong vụ án là 1,07ha đang giữ chức năng phòng hộ tại khoảnh 4, tiểu khu 196 (xã Vĩnh Hảo). Trữ lượng gỗ bị khai thác 37m3, với chủng loại sao đen, keo tràm thuộc rừng trồng phòng hộ lâu năm.
Bước đầu, đơn vị chức năng đã xác định ông Đ.Ư (ở làng 6, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh) trực tiếp tham gia phá rừng. Ông Đ.Ư trước đó khai nhận hành vi trên và cho biết mục đích phá rừng để lấy đất trồng rừng sản xuất.
Trước đó, phóng viên Dân Việt đã vượt con đường đồi dốc khó đi để vào sâu trong rừng phòng hộ thuộc tiểu khu 169, xã Vĩnh Hảo và chứng kiến nhiều khoảnh rừng nơi đây bị cưa hạ không thương tiếc.
Tại hiện trường, ở vị trí lô 12 và 14 thuộc khoảnh 4, tiểu khu 169, xã Vĩnh Hảo (huyện Vĩnh Thạnh), có 165 cây sao đen và 62 cây keo bị cưa hạ. Cây có đường kính trung bình khoảng 16cm đến 30cm.
Đây là rừng trồng hơn 15 năm tuổi, thuộc lâm phận quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh.
Dấu vết để lại cho thấy "lâm tặc" sử dụng máy cưa xăng để hạ sát gốc cây, hàng trăm thân cây dài cả chục mét nằm ngổn ngang.
Theo lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Thạnh, tại gần khu vực phá rừng có chốt bảo vệ rừng, nhưng do diện tích quản lý rộng nên nhân viên trực chốt không nghe được tiếng cưa.
Để phá rừng phòng hộ, lãnh đạo UBND huyện này cho biết, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện và kiểm lâm địa bàn (Hạt Kiểm lâm huyện).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.