Không chấp hành thổi nồng đồ cồn bị phạt thế nào năm 2024, có bị giữ xe?

Khải Phạm Thứ ba, ngày 13/02/2024 08:30 AM (GMT+7)
Vi phạm nồng độ cồn có mức phạt giao thông nặng nhất hiện nay và việc không chấp hành thổi nồng độ cồn, người dân sẽ bị phạt thế nào?
Bình luận 0

Cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết

Trong thời gian gần đây, tình trạng người dân đã uống rượu, bia vẫn lái xe và gây tai nạn khá phổ biến ở Việt Nam. 

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong dịp Tết Giáp Thìn năm 2024 (từ ngày 8 đến 11-2, tức từ ngày 29 Tết đến mùng 2 Tết) về tình hình tai nạn giao thông đã giảm.

Cụ thể, trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, có tổng cộng 9.920 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông, giảm 14,4% so với cùng kỳ Tết Quý Mão năm 2023. Số lượng ca khám, cấp cứu tai nạn giao thông chiếm 6,6% tổng số ca khám, cấp cứu.

Nhằm tiếp tục giảm tỷ lệ tai nạn giao thông trong thời gian nghỉ Tết, đặc biệt liên quan đến rượu bia, lực lượng CSGT liên tục ra quân tuần tra, kiểm soát và xử phạt lỗi liên quan đến nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Công an các tỉnh thành đều liên tục ra quân nhằm xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn khi lái xe. Tại Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội cập nhật liên tục các kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn và có công khai danh sách các Đội CSGT thực hiện nhiệm vụ, các tuyến đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, các loại phương tiện, hành vi vi phạm bị xử lý và thời gian thực hiện kế hoạch…

Lái xe không chấp hành thổi nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu?

Không chấp hành thổi nồng đồ cồn bị phạt thế nào năm 2024, có bị giữ xe?- Ảnh 1.

Nồng độ cồn là lỗi phạt nặng.

Dù đã được tuyên truyền, nhưng nhiều tài xế hiện nay khi đã uống rượu, bia vẫn điều khiển xe và gặp Tổ công tác CSGT thổi nồng đồ cồn thường không chấp hành bằng việc không thổi vào máy đo chuyên dụng. Nhiều trường hợp lái xe đã bỏ lại phương tiện và rời đi khiến công tác xử lý vi phạm gặp khó khăn. Vậy tài xế không thổi nồng độ cồn sẽ bị phạt bao nhiêu?

Đối với xe ô tô

Căn cứ Điểm b Khoản 10 và Điểm h Khoản 12, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng.

Ngoài ra, tài xế xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Đây là mức phạt cao nhất đối với lái xe ô tô vi phạm vượt quá nồng độ cồn.

Đối với xe máy

Theo quy định tại Điểm g Khoản 8 và Điểm g Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn với mức phạt hành chính từ 6 - 8 triệu đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo quy định tại Điểm b Khoản 9 và Điểm e Khoản 10, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt từ 16 - 18 triệu đồng.

Ngoài ra, người điều khiển xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, tất cả người điều khiển phương tiện khi không chấp hành thổi nồng độ cồn đều sẽ bị xử phạt hành chính ở mức cao nhất. Do đó, người dân khi đã uống rượu, bia không được lái xe để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, tránh mất tiền và giữ Giấy pheo lái xe thời gian dài.

Không thổi nồng độ cồn, CSGT có giữ xe không?

Theo Khoản 1, Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

"Điều 82 Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;"

Theo đó, khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT thì ngoài việc bị phạt tiền và tước bằng lái như đã trình bày ở trên, bạn còn có thể bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem