Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 87 Bộ luật Lao động (BLLĐ): “Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt của đương sự và phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở”.
Điểm C khoản 1 Điều 11 Nghị định số 33/2003/NĐ–CP quy định: Đương sự phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người khác bào chữa... Nếu người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản mà đương sự vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật cho đương sự biết.
Căn cứ vào các quy định trên, việc Công ty không thông báo cho bạn tham gia phiên họp xử lý kỷ luật lao động là trái quy định của pháp luật. Do đó, bạn có quyền làm đơn khiếu nại đến công ty hoặc khởi kiện vụ án tranh chấp lao động tại tòa án, yêu cầu công ty hủy bỏ quyết định kỷ luật sa thải và bồi thường cho bạn theo quy định tại Điều 41 BLLĐ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.