Không phải là cua, nông dân Hải Dương ra đồng săn con đặc sản này về bán "đắt như tôm tươi": Con cáy
Giống cua nhưng không phải là cua, nông dân Hải Dương ra đồng săn con đặc sản này về bán "đắt như tôm tươi"
Thứ năm, ngày 01/06/2023 15:15 PM (GMT+7)
Từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm là thời điểm nông dân xã An Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) bước vào chính vụ khai thác cáy mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất này.
Từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm là thời điểm nông dân xã An Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) bước vào chính vụ khai thác cáy mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất này.
Chị Phạm Thị Mến xã An Thanh cho biết: "Con cáy góp phần làm cho cuộc sống gia đình tôi và bà con nông dân ngày càng ấm no".
Về An Thanh những ngày này, nếu có nhu cầu, du khách sẽ được trực tiếp trải nghiệm quy trình khai thác, chế biến và thưởng thức những món ăn từ cáy tuy dân dã nhưng rất thơm ngon, ít nơi có được.
Những hình ảnh dưới đây do phóng viên Báo Hải Dương trực tiếp trải nghiệm và ghi nhận phần nào giúp bạn đọc biết về quy trình khai thác cũng như chế biến các món ăn từ cáy.
Xã An Thanh hiện là vựa cáy lớn nhất tỉnh Hải Dương khi có hơn 137 ha cấy lúa hữu cơ ngoài đê sông Thái Bình và hơn 100 ha trong đồng đang cho khai thác con đặc sản này.
Mùa khai thác cáy ở An Thanh kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 dương lịch hằng năm, trong đó từ tháng 5 đến hết tháng 7 là chính vụ.
Cách khai thác cáy khá đơn giản. Nông dân tận dụng những chai nhựa đựng dầu ăn, nước mắm, nước ngọt dư thừa, cắt vát phần miệng làm bẫy. Khoảng 5 giờ sáng, bà con dậy rang cám gạo, trộn với mắm tôm, nước tạo thành thính để quết xung quanh phía trong miệng các chai nhựa, sau đó đem đặt theo hướng thẳng đứng tại bờ ruộng, khoảng 70cm lại đặt một chiếc bẫy.
Những con cáy ngửi thấy mùi thơm của thính liền bò vào trong chai nhựa ăn mồi nhưng không thể bò trở lại vì thành chai rất trơn.
Sau khoảng 3 tiếng, nông dân An Thanh đi nhặt từng chiếc chai rồi đổ những con cáy vào xô nhựa.
Cáy An Thanh mùa này con nào con nấy to tròn, chắc nịch, nhiều con có trứng.
Mỗi ha cấy lúa hữu cơ (không dùng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ) ở xã An Thanh cho thu khoảng 1 tấn cáy/vụ. Việc canh tác lúa theo phương thức này giúp môi trường tự nhiên ở đây rất phù hợp để con cáy sinh sôi và phát triển.
Nông dân An Thanh khai thác được bao nhiêu đều được các thương lái thu mua tại chỗ với giá bình quân 100.000 đồng/kg.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.