TS Nguyễn Nhã.
“Bất kể nguyên nhân nào, bất kể thời gian bao lâu, khi một quân đội với
một lực lượng hùng hậu hàng trăm ngàn người của một nước từ bên ngoài ồ
ạt đến xâm phạm lãnh thổ một nước khác với quy mô lớn, trải dài hàng
trăm cây số trên toàn tuyến biên giới thì đây rõ ràng là một cuộc chiến
tranh xâm lược” - nhà sử học, TS Nguyễn Nhã trả lời phóng viên báo Nông Thôn Ngày Nay.
Là một nhà sử học có 40 năm nghiên cứu về vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước, ông nhận định thế nào về cuộc chiến biên giới Việt - Trung cách đây tròn 35 năm?- Ngày 17.2.1979, Trung Quốc đã đưa khoảng 600.000 cho tới 700.000 quân bất ngờ tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Với Việt Nam, đây là một cuộc chiến chống xâm lược.
Bất kể nguyên nhân nào, bất kể thời gian bao lâu, khi một quân đội với một lực lượng hùng hậu hàng trăm ngàn người của một nước từ bên ngoài ồ ạt đến xâm phạm lãnh thổ một nước khác một cách quy mô, trải dài hàng trăm cây số trên toàn tuyến biên giới thì đây rõ ràng là một cuộc chiến tranh xâm lược.
Đó là cuộc xâm lược của Trung Quốc và là cuộc chiến tranh vệ quốc của Việt Nam, không thể nói khác! Đã xâm lược một nước khác, dù với bất cứ lý do gì, đều khó mà biện minh cho lý do của cuộc chiến đó được.
Lính Trung Quốc bị quân dân Việt Nam bắt sống trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
Về phía chúng ta, những người tham gia cuộc vệ quốc ấy, nếu ai đã anh dũng hy sinh đương nhiên phải được Tổ quốc ghi công, thậm chí có khi được nhân dân hay Nhà nước lập đền thờ như Đền Vệ Quốc ở Thăng Long thời Lý.
Cho đến nay, Trung Quốc là nước duy nhất vẫn nói rằng, Việt Nam đã nổ súng khơi mào cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, còn Trung Quốc mới là đất nước phải tự vệ. Vậy chúng ta phải hiểu tuyên bố này như thế nào, thưa TS?- Tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược mà không có bất cứ lý do biện minh nào cho hành động sai trái đó thì việc ai nổ súng trước không quan trọng. Điều quan trọng là có phải đó là hành vi xâm lược hay không. Vào nhà người khác, xâm phạm như thế thì người giữ nhà khi cần đảm bảo an toàn cho mình và người thân có phải nổ súng trước cũng là điều đương nhiên.
TS sử học Nguyễn Nhã là một chuyên gia về lịch sử Biển Đông được thế giới biết đến với nhiều nghiên cứu lịch sử có giá trị. Thời còn là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tập san Sử Địa tại ĐH Sư phạm Sài Gòn trước 1975, ông đã ấn hành “Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa”, được đánh giá là tài liệu có giá trị.
|
Thưa TS, cuộc chiến đó đã khiến rất
nhiều quân, dân Việt Nam phải hy sinh máu xương để bảo vệ từng tấc đất
của Tổ quốc. Vậy chúng ta cần phải vinh danh sự hy sinh oanh liệt này
như thế nào cho xứng đáng?- Sự hy sinh xương máu của quân
và dân ta trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc là những sự hy sinh
cao quý nhất, và vì thế đương nhiên cần phải có sự đối xử tương xứng.
Thường thì phải lập bia, đền thờ Tổ quốc ghi công. Từng cá nhân phải
được xem xét chính sách dành cho các gia đình liệt sĩ như trong cuộc
chiến chống thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ.
Những người có công
trạng hiển hách cũng cần được vinh danh bằng cách viết tiểu sử công
trạng, có khi phải đặt tên đường, tên trường học… để các thế hệ sau luôn
nhớ tới. Vừa qua tôi có đi nói chuyện tại các nước Đông Âu, gặp nhiều
người từng tham gia cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
Họ cũng
tỏ ý khá bức xúc khi chúng ta chưa thật sự đối xử tương xứng với những
người đã hy sinh hoặc có nhiều công trạng trong cuộc chiến 1979. Sau 35
năm, phần nào cuộc chiến đã đi vào lịch sử. Việc tôn trọng lịch sử,
không quên lịch sử là việc đương nhiên, và điều này chứng tỏ nước ta
đang ở thời kỳ độc lập tự chủ.
Từ
sự kiện chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979, bài học về lòng
yêu nước và bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam
ngày nay, thưa TS?- Bất cứ một cuộc chiến nào cũng để lại những bài học lịch sử rất quý giá. Càng biết rõ sự thật, biết nhiều về sự thật từ hoàn cảnh lịch sử, nguyên nhân, diễn tiến đến kết quả, hậu quả một cách rõ ràng thì những bài học lịch sử đó mới thật sự quý giá cho cả bên xâm lược hay bên chống xâm lược.
Những bài học của cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, nhất là bài học về lòng yêu nước của những người đã hy sinh, sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc hun đúc lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, để họ vững tâm bảo vệ và xây dựng đất nước hùng cường.
- Xin cảm ơn TS!
Đăng Thúy (thực hiện) (Đăng Thúy (thực hiện))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.