Tây Bắc từng có các siêu dự án nhưng chỉ để “đắp chiếu”
Bệ phóng khu Tây
Nối tiếp sau cơn sốt địa ốc khu Nam và Đông, khu Tây TP.HCM gần đây nổi lên như một hiện tượng. Bởi thời gian qua, ngoài vị trí đắc địa, hạ tầng được đồng bộ đã kéo các nhà đầu tư chuyển hướng. Như một hệ quả, khi khu Tây “nổi gió” sẽ giúp “cánh buồm” Tây Bắc trở thành điểm đến tiếp theo của các doanh nghiệp có quỹ tài chính lớn.
Trên thực tế, không ít lần các doanh nghiệp bất động sản thực hiện các dự án tại khu Tây nhưng chưa bao giờ việc đầu tư vào đây lại ồ ạt đến mức nghẹt thở như bây giờ. Nếu nhìn lại cách đây vài năm, khu Tây bây giờ “lột xác” hoàn toàn.
Nút thắt được tháo gỡ kể từ sau khi chính quyền TP.HCM có những chỉ đạo với việc đồng bộ hạ tầng như mở rộng làn đường Kinh Dương Vương, Lũy Bán Bích,… nâng cấp quốc lộ 1, đầu tư hệ thống chống ngập… Những yếu tố trên tác động tích cực, biến vùng đất này thành miếng bánh màu mỡ trong mắt doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Nam Hiền, giám đốc Hưng Thịnh Land, so với các khu khác thì ưu điểm lớn nhất của khu Tây chính là giá đất thấp. Ngoài ra, hệ thống giao thông đã được nâng cấp kéo theo chất lượng sống tại khu Tây cải thiện trông thấy. Hơn nữa, yếu tố mang tầm quyết định là vì đây là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, dân cư đông đúc tạo ra nguồn cầu lớn.
Ông Hiền cho biết, công ty đang cho ra thị trường dự án Moonlight Boulevard ở quận Bình Tân và nhận được sự quan tâm “khủng” từ nhu cầu thực của khách hàng. Lực hấp dẫn khó cưỡng của Moonlight Boulevard vì nằm cạnh khu hạng sang Tên Lửa, siêu thị ánh sáng chất lượng Nhật Bản Aeon Mall, lá phối xanh công viên Phú Lâm. Tuy nhiên, điểm nổi bật mang tính quyết định thu hút người mua là chính sách ưu đãi lớn từ ngân hàng uy tín TP Bank với thời hạn 15 năm và 70% trị giá.
“Chúng tôi đã triển khai 2 dự án tại khu Tây và đang có quỹ đất dự phòng. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục xây dựng và mở rộng hơn nữa tại khu vực này. Khách quan mà nói, khu Tây ít bị bóp nghẹt bởi các dự án cao tầng như những khu khác”, ông Hiền nhận định.
Một “ngôi sao” mới nổi khác là Phúc Khang Corp cũng đã tham gia cuộc đua chung ở khu Tây với dự án Diamond Lotus Lakeview. Loại căn hộ xanh theo tiêu chuẩn Mỹ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam kích thích tột độ các nhà đầu cơ.
Đón biết tâm lý khách hàng đang “rùng mình” với hệ thống giao thông tại TP.HCM, Công ty TNHH Siêu Thành chọn cho mình một vị trí vô cùng thuận lợi để đầu tư dự án Kingsway Tower (quận Bình Tân). Từ hệ thống giáo dục các cấp mầm non đến đại học chỉ cách dự án vài bước chân giúp khách hàng dễ dàng điều tiết thời gian giữa công việc và gia đình.
Có thể là thiếu sót lớn khi điểm mặt khu Tây mà bỏ qua một “ông trùm” trong giới địa ốc TP.HCM với hàng chục dự án trải đều trên các quận Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận... Đó là Tập đoàn Novaland. Những năm gần đây, với chiến lược phát triển bền vững và quỹ dất dự phòng cực lớn, Novaland xứng đáng là ngọn cờ đầu trong lĩnh vực xây dựng.
Xu hướng ly tâm của trục Tây Bắc
Mới đây, thông tin làm náo loạn các nhà địa ốc TP.HCM là việc Tập đoàn Tuần Châu - Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh muốn “cải tạo” khu Tây Bắc thành “Thành phố mới – New City”.
HoREA cho hay, nếu được lãnh đạo TP.HCM thông qua, “chúa đảo” Tuần Châu, Đào Hồng Tuyên sẽ thực hiện các dự án bao gồm: Dự án Thành phố mới tại huyện Củ Chi; đại lộ ven sông Sài Gòn; dự án Hồ cảnh quan trung tâm thành phố mới tại Củ Chi.
Công viên rộng hơn 1.500m2 sẽ là điểm vui chơi, giải trí của cư dân dự án Kingsway Tower
Trong đó, dự án Thành phố mới New City có diện tích khoảng 15.000 ha (gấp hàng chục lần so với Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và Khu đô thị Thủ Thiêm); dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn nối huyện Củ Chi về đến Quận 1…
Ngoài Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn Vingroup đã quyết định đầu tư dự án Khu công viên sinh thái động vật bán hoang dã Safari với diện tích khoảng 400 ha tại khu vực này.
Không những thế, hàng loạt ông trùm xây dựng tên tuổi khác như Novaland, Hưng Thịnh… cũng đang “xí” đất khu Tây Bắc để thực hiện các dự án trong tương lai.
Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên có những đề xuất về các siêu dự án tại vùng này. Trước đó, đã từng có các doanh nghiệp cũng đưa khu Tây Bắc vào tầm ngắm và muốn mở trục về hướng này nhưng đều dẫn hầu hết đều đến kết cục “chết lâm sàng”.
Có thể kể đến một vài siêu dự án “trơ gan cùng tuế nguyệt” cả chục năm trời rồi đi vào quên lãng như dự án tỷ đô nằm ở Khu đô thị Đại học Quốc tế (Công ty Berjaya Land Berhad của Malaysia làm chủ đầu tư); dự án Khu đô thị mới An Phú Hưng (Công ty TNHH MTV An Phú làm chủ đầu tư)… Điểm chung của các dự án này là “vẽ” giấc mơ trên cả tuyệt vời rồi cho vào “thiên thu”.
Ông Nguyễn Thế Mai – Tổng giám đốc ViettinReal nhận định, Khu Tây Bắc từng có siêu dự án do các doanh nghiệp đề xuất và được TP.HCM thông qua. Tuy nhiên, sau đó không thể thực hiện do cơ sở hạ tầng của khu Tây Bắc chưa đồng bộ. Đặc biệt, các doanh nghiệp không dám mạo hiểm với thị trường này.
“Khu Tây Bắc có quỹ đất sạch cực lớn. Để kéo các chủ đầu tư về dự án, chính quyền TP cần phải tạo điều kiện hết sức cho các doanh nghiệp phát triển. Cần nghiên cứu mở rộng trục đường song hành với quốc lộ 22 để hạn chế ùn tắt. Đồng thời các vấn đề an sinh xã hội, việc làm phải được tính toán kỹ lưỡng trước khi phê duyệt”, ông Mai nhận định.
Theo chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lê Bá Chi Nhân, việc nhiều “ông lớn” đang có hướng đổ về khu Tây Bắc xây các siêu dự án là tín hiệu tích cực. Thế nhưng, chưa thể vội tin là những bàn tay này có thể vực dậy vùng đất nổi tiếng nhưng khô cằn này. Từ trước đến nay, không ít chủ đầu tư mang dự án khủng xuống rồi “bỏ của chạy lấy người” . Để thực hiện được việc xây dựng tại khu Tây Bắc, cần phải quy hoạch rõ ràng như khu nào là dân cư, trường học, bệnh viện…. Và nút thắt câu chuyện nằm ở chỗ phải cân bằng giữa hạ tầng và an sinh xã hội cho người dân.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.