Pirarucu – một trong những loài cá nước ngọt “dài rộng” nhất thế giới – thực sự là bảo vật quý của sông nước Amazon, đồng thời là mục tiêu của nạn đánh bắt trái phép.
Trước tình trạng khai thác cạn kiệt khiến số lượng Pirarucu giảm mạnh tới mức đáng báo động trên phạm vi toàn cầu, từ năm 1996, những cư dân ven sông và các nhà sinh vật học ở Amazon đã thống nhất đi tới một đề xuất chung nhằm cứu lấy Pirarucu.
Đó là việc trao quyền đánh bắt “trong khuôn khổ” cho những ngư dân sống ven sông, và cấm người bên ngoài thực hiện hành vi tương tự. Việc làm này nhằm giúp ngư dân mưu sinh ổn định, đồng thời khiến chính họ có trách nhiệm như những giám sát viên hoạt động hiệu quả hơn bất kỳ cơ quan chức năng nào.
“Chỉ một thời gian trước, chúng tôi từng lo ngại rằng Pirarucu ở Amazon sẽ tuyệt chủng” Ruiter Braga – một kỹ thuật viên tại trung tâm bảo tồn rừng mua nhiệt đới Mamiraua thuộc Amazon cho biết.
“Tuy nhiên, chúng tôi đã nhận ra rằng, cách duy nhất để cứu lấy Pirarucu là phải có sự can thiệp của chính những người dân sống trong rừng, những người mưu sinh bằng hoạt động đánh bắt cá”.
Với các ngư dân, việc sử dụng lưới buông thẳng đứng cũng bị cấm, thay vào đó, họ có thể sử dụng lưới hình nón hoặc đâm lao để bắt Pirarucu. Ngoài ra, chính quyền địa phương yêu cầu ngư dân thả những con cá Pirarucu dài dưới 1,5m để chúng có cơ hội trưởng thành hơn. Thông thường, một chú Pirarucu sẽ đạt được kích thước tối đa sau 3-4 năm và nặng tới gần 100kg.
Với chính sách đúng đắn đó, số lượng cá thể Pirarucu ở Amazon đã tăng lên qua từng năm.
“Cá lớn ở sông năm nay rất nhiều. Con Pirarucu nào mùa này tôi bắt được đều nặng hơn cơ thể tôi cả”, Valdenor da Silva – người đàn ông trụ cột của gia đình với nghề đánh cá ở Amazon hồ hởi chia sẻ.
>> ĐỪNG BỎ LỠ: SƯỚNG MẮT XEM “THỦY QUÁI” TO HƠN NGƯỜI, CHẤT ĐẦY ẮP thuyền
Vui lòng nhập nội dung bình luận.