Nhiều văn nghệ sĩ và cả công chúng băn khoăn: “Đâu là hư cấu, đâu là giải thiêng...”, “đâu là lịch sử, đâu là nghệ thuật...”... Để giải đáp những câu hỏi này, ngày 14.11, Hội Nghệ sĩ sân khấu VN đã tổ chức tọa đàm “Sân khấu, sáng tác về đề tài lịch sử” tại Hà Nội, với gần 30 tham luận.
NSƯT Trần Minh Ngọc cho rằng, đề tài lịch sử được dùng như một thủ pháp lấy xưa nói nay, là đề tài để bày tỏ nỗi niềm của các nhà văn, các nhà viết kịch, các nghệ sĩ của nhiều thế hệ trong làng sân khấu của Việt Nam.
Theo GS Hà Văn Cầu, các vở viết về đề tài lịch sử cần được hư cấu, vì hành vi xã hội của các nhân vật lịch sử thường riêng lẻ, không kéo dài, cho nên cần phải hư cấu thêm làm cho vở diễn có khối lượng cần thiết.
Tuy nhiên, nhà lý luận phê bình Hồ Ngọc băn khoăn: “Tôi thấy khi viết về những anh hùng lịch sử, các tác giả ít chú ý khắc họa những cá tính trong đời sống riêng tư, thậm chí cả những nhược điểm, những sai lầm của nhân vật trong quá trình trở thành anh hùng… Vì thế nhiều nhân vật lịch sử của VN trên sân khấu chỉ là những nhân vật khái niệm không khác mấy trong sách giáo khoa”.
Huy Hoàng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.