Kiến trúc cổ trong dinh thự “Miêu Vương” giữa lòng Cao nguyên đá

Thứ tư, ngày 09/07/2014 14:24 PM (GMT+7)
Có thể nói khu dinh thự nhà Vương (Xã Sà Phìn - Đồng Văn) là một vương quốc riêng trong thời phong kiến - thực dân, mà cho đến ngày nay có thể rất ít người biết đến, với lối xây dựng theo kiến trúc độc đáo nằm tọa lạc ngay trên một đỉnh đồi hình mai rùa, nằm dưới những tán cây sa mộc cao vút.
Bình luận 0

Khu dinh thự mang một vẻ đẹp vô cùng bí ẩn và những giai thoại về "Miêu Vương" Vương Chính Đức như một câu chuyện lịch sử đầy tự hào gắn liền với cuộc sống và tiềm thức của người dân Đồng Văn - Hà Giang.

Hãy cùng khám phá những nét đặc sắc trong kiến trúc khu di tích nhà Vương:

img

Từ trên quốc lộ 4C nhìn xuống, dinh thự nhà Vương ẩn hiện dưới hàng trăm cây sa mộc cao hàng chục mét và hai bên lối đi là các cây hoa rừng. Ngôi nhà được xây vào năm 1914, do một kíp thợ khoảng 200 người từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) sang làm, với chi phí quyết toán tới 15 vạn đồng bạc trắng. 

img

Ngày xưa, "Miêu Vương" Vương Chính Đức được vua Khải Định phong chức Bang tá cai quản cả khu Đồng Văn và ban tặng bức trướng "Biên Chinh Khả Phong".

img

Di tích nhà Vương được xây dựng theo lối kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc) có diện tích 1.120m2, được tạo dựng bằng nguyên liệu đá xanh, gỗ thông và ngói đất nung, toát lên vẻ đẹp độc đáo mà hiếm ở trên những vùng cao khác có được.

img

Bên trong dinh thự có trưng bày một số vật dụng đặc trưng mà trước đây mọi người trong nhà Vương Chính Đức thường hay sử dụng, ví dụ như súng, dao rựa, khèn, tù và, dây cương ngựa vv...

img

Tất cả đều mang vẻ đặc trưng vốn có của vùng cao nguyên đá ngút ngàn

img

Dinh thự họ Vương xây trong 8 năm, làm toàn bằng gỗ thông, ngói ống, đá xanh. Nhà chia 3 lớp: tiền sinh, trung sinh, hậu sinh. Giữa bốn dãy nhà gỗ hai tầng khép kín là một sân rộng

img

Chân dung "Miêu Vương" Vương Chính Đức lừng lẫy một thời

img

Những bức ảnh toàn bộ người thân trong gia đình nhà họ Vương

img

Phòng ăn và sinh hoạt của đại gia đình Vương Chính Đức

img

Có một điều vô cùng đặc biệt, những viên đá kê chân hình quả của cây thuốc phiện giống y như đúc, cột to như cái chum được các thợ giỏi bậc nhất ở Vân Nam thời đó điêu khắc rồi dùng bạc trắng mài cho thật bóng. Đó là sự biểu trưng hình tượng quyền lực của "Miêu Vương" khi thâu tóm thị trường thuốc phiện cả vùng Hà Giang thời bấy giờ.

img

Phòng của Vương Chí Sình, con trai của Vương Chính Đức, sau này Vương Chí Sình đã kết nghĩa anh em với Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bác giác ngộ lý tưởng cách mạng, rồi ông trở thành Đại Biểu Quốc Hội khóa I và II.

img

Phòng ngủ vợ cả của Vương Chính Đức.

img

Phòng của gia nhân, đầy tớ trong dinh thự nhà Vương. Hàng ngày họ phải xay ngô, nấu rượu và phơi thuốc phiện.

img

Kho thuốc phiện được Vua Mèo Vương Chính Đức cho xây dựng phía bên trái ngôi dinh thự dùng để cất trữ thuốc phiện, một biểu tượng quyền lực của quý tộc Mông.

img

Hầm thuốc phiện được làm bằng những khối đá xanh, mài nhẵn, cắt gọt vuông vức. Mỗi phiến đá có độ dày khoảng 60cm. Là "Ông Hoàng" thuốc phiện của đất Hà Giang thời bấy giờ, Vương Chính Đức bán giá thuốc phiện cho Thực dân Pháp đắt gấp 10 lần giá thị trường.

img

Chiếc tủ đựng những tài liệu và đồ dùng bí mật của Vương Chính Đức đặt ngay cạnh kho thuốc phiện.

img

Chiếc bể tắm được đục đẽo công phu hình bán nguyệt từ đá nguyên khối mà tương tuyền vốn là bể tắm sữa dê của Vương Chính Đức và bà vợ cả.

img

Căn phòng tiếp khách của nhà Họ Vương, chỉ khách quý mới được phép bước vào.

img

Từ sau thời Vương Chính Đức, hậu duệ nhà họ Vương đều đi theo tiếng gọi của Cách mạng, đồng tâm đồng lòng cùng nhân dân đánh đuổi giặc Pháp. Năm 1994 di tích nhà Vương được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

(Theo GTVT)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem