Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội

Kim Duyên Chủ nhật, ngày 02/10/2022 07:28 AM (GMT+7)
Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long, ngoài những di tích thời Lê và thời Nguyễn như Đoan Môn, thềm rồng Điện Kính Thiên, Hậu Lâu,… còn có một số di tích cách mạng như Nhà và hầm D67.
Bình luận 0

Di tích cách mạng Nhà và hầm D67. Thực hiện: Kim Duyên

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 1.

Năm 1967, Nhà D67 được xây dựng trở thành nơi làm việc của Bộ Tổng Tham mưu và Quân ủy Trung ương nhằm bảo đảm tính cơ mật, độ an toàn cho các cuộc họp của các đồng chí lãnh đạo Đảng và quân đội trong bối cảnh đế quốc Mỹ ném bom đánh phá ác liệt miền Bắc. Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 2.

Nhìn bề ngoài, Nhà D67 chỉ như tòa nhà mái bằng một tầng bình thường nằm nép mình dưới những tán cây xanh, nhưng quan sát chi tiết sẽ thấy những yếu tố cấu trúc quân sự đặc biệt. Nhà có diện tích hơn 600 m2. Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 3.

Mái ba lớp, trần dày 0,15 m, kết cấu từ móng đến tường và mái đều được làm bằng bê-tông cốt thép nguyên khối. Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 4.

Căn phòng rộng nhất (76 m2) ở chính giữa nhà là phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, bên cạnh là phòng nghỉ giải lao. Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 5.

Phía đông phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương là nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, căn phòng nhỏ rộng khoảng 35 m2. Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 6.

Trong phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều hiện vật vẫn được gìn giữ, trưng bày nguyên trạng. Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 7.

Phía tây nhà D67, còn có 1 phòng làm việc của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Hiện nay, tại đây còn nhiều hiện vật lúc sinh thời ông sử dụng như bộ quân phục, điện thoại, sổ bút, … Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 8.

Bộ quân phục của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 9.

Từ Nhà D67 có hai cầu thang nối thẳng xuống hầm D67, còn gọi là hầm Quân ủy Trung ương được thiết kế kiên cố với nhiều lớp cửa chống được các loại bom hạng nặng. Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 10.

Phòng họp các đồng chí lãnh đạo Đảng dưới hầm D67. Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 11.

Một số thiết bị tại phòng Trực ban thông tin dưới hầm D67. Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 12.

Tại Nhà D67, trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng các tướng lĩnh QĐND Việt Nam đưa ra nhiều quyết định lịch sử có tính chiến lược và các chỉ đạo quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như: Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không đánh thắng cuộc tập kích bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Thủ đô Hà Nội cuối năm 1972. Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 13.

Cũng chính tại nơi đây, ngày 7/4/1975, vào những giờ phút khẩn trương nhất của mùa Xuân năm 1975, trước thời cơ chiến trường biến chuyển nhanh chóng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra bức mật lệnh "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa..." để mở đường cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước... Ảnh: Kim Duyên.

Kiến trúc đặc biệt bên trong khu di tích cách mạng nổi tiếng D67 ở Hà Nội - Ảnh 14.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, Nhà D67 nay đã trở thành di tích cách mạng vô cùng quan trọng, thu hút nhiều người dân, du khách trong nước và nước ngoài tới tham quan, nghiên cứu, học tập. Ảnh: Kim Duyên.

Thành cổ Hà Nội là trung tâm chính trị của nước Đại Việt từ năm 1010. Vào năm 1029, vòng thành trong cùng được xây dựng. Kinh đô Thăng Long được mang tên "Long thành" vào thời Lý, "Phượng thành" hoặc "Long Phượng thành" ở thời Trần còn vào thời Lê gọi là "Cấm thành".

Các di tích còn lại trong "Thành cổ Hà Nội" là Cột Cờ, thẳng theo đường chính đạo vào tới điện Kính Thiên, rồi Đoan Môn, chếch sang phía tây có lầu Tĩnh Bắc và Bắc Môn ở chính Bắc Thành.

Năm 2010, Ủy ban Di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem