Kinh tế tư nhân
-
“DNNN vẫn phải tồn tại bởi đây là công cụ giúp nhà nước điều tiết thị trường và là công cụ vật chất tham gia định hướng thị trường. DNNN lúc này phải đi trước, mở đường, chịu rủi ro lớn hơn”, TS. Nguyễn Đức Kiên nhìn nhận.
-
Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước đánh giá cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và nhiều chính sách đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn chưa có nhiều đột phá. Doanh nghiệp tư nhân cần tận dụng chính sách để đột phá, không nên dựa vào tài nguyên và phát triển theo hướng "mì ăn liền".
-
Ghi nhận những bước trưởng thành của các doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, Vingroup… Đồng thời, khẳng định lại quan điểm của Đảng về việc coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển. Song nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển vẫn cho rằng, từ “quan trọng” cũng chưa thể hiện được vai trò ngày càng lớn của kinh tế tư nhân.
-
Ghi nhận những bước trưởng thành của các doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, Vingroup… Đồng thời, khẳng định lại quan điểm của Đảng về việc coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển. Song nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển vẫn cho rằng, từ “quan trọng” cũng chưa thể hiện được vai trò ngày càng lớn của kinh tế tư nhân.
-
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nói: “Hiện trạng thực thi pháp luật hiện nay đang tạo ra rủi ro rất lớn, là một trong các rào cản hạn chế khu vực kinh tế tư nhân không dám lớn. DN đang hoạt động bình thường có thể ngay lập tức rơi vào tình thế khó khăn khi một thông tư hướng dẫn thay đổi mức nộp thuế, thời hạn nộp thuế.
-
Theo nhận định của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam sẽ không quá chú trọng các giải pháp mang tính kích cầu từ chính sách tiền tệ và tài khóa. Thay vào đó, các cải cách về phía cung như cải thiện môi trường kinh doanh, nâng đỡ khu vực kinh tế trong nước, đặc biệt là kinh tế tư nhân, sẽ được chú trọng.
-
“Một vấn đề có thể có 3 – 4 bộ cùng quản. Nhiều khi đúng với Bộ này nhưng sai với Bộ khác, đúng với Thông tư này vẫn có thể sai với Thông tư khác. Cho nên thực thi chính sách của Việt Nam là sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng, tùy thuộc vào tâm trạng của người thực thi”, TS. Nguyễn Đình Cung nhận xét.
-
Phát triển kinh tế tư nhân là một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội đề cập trong phần chất vấn của Thủ tướng chiều 8/11. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng, Nhà nước ta xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng phát triển đất nước. Đến nay, kinh tế tư nhân đã đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước.
-
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, chúng ta muốn kinh tế tư nhân phát triển nhưng vẫn muốn kiềm toả nó. Doanh nghiệp Việt Nam vì vậy không thể phát triển được. Số đông luôn ở trong tâm trạng không muốn lớn, số ít muốn lớn thì đại đa số họ không lớn lên được. Khi doanh nghiệp không muốn lớn hoặc không thể lớn thì không thể nói môi trường kinh doanh lành mạnh.
-
Doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế một quốc gia. Tuy nhiên, tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân vẫn đang chịu nhiều rủi ro và gặp nhiều khó khăn do thể chế. Phải chăng chúng ta vẫn còn có sự kỳ thị mà nay cần sớm phá bỏ để họ có thể đồng hành trên con đường phía trước của đất nước?