Kinh tế tư nhân
-
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, chúng ta muốn kinh tế tư nhân phát triển nhưng vẫn muốn kiềm toả nó. Doanh nghiệp Việt Nam vì vậy không thể phát triển được. Số đông luôn ở trong tâm trạng không muốn lớn, số ít muốn lớn thì đại đa số họ không lớn lên được. Khi doanh nghiệp không muốn lớn hoặc không thể lớn thì không thể nói môi trường kinh doanh lành mạnh.
-
Doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế một quốc gia. Tuy nhiên, tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân vẫn đang chịu nhiều rủi ro và gặp nhiều khó khăn do thể chế. Phải chăng chúng ta vẫn còn có sự kỳ thị mà nay cần sớm phá bỏ để họ có thể đồng hành trên con đường phía trước của đất nước?
-
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển không có nghĩa phải co hẹp kinh tế Nhà nước. Nếu như kinh tế Nhà nước có hiệu quả, ưu việt về năng suất lao động và sáng tạo, vận dụng khoa học công nghệ… chúng ta cần ủng hộ. Chính phủ cần tạo môi trường bình đẳng để kinh tế Nhà nước cạnh tranh bình đẳng với kinh tế tư nhân, tạo động lực cho phát triển nền kinh tế.
-
Trong một ngành kinh tế nếu tồn tại cả 2 thành phần tư nhân và nhà nước, thì ai cũng biết các đơn vị kinh tế tư nhân rất vất vả để tồn tại và phát triển.
-
Nói về chuẩn bị đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, định hướng cho phát triển đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm nữa, 15 năm nữa sẽ là thế nào? Có hình dung được hết không? Hà Nội sẽ là thế nào?
-
Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 (ngày 16/5), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng, đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân.
-
“Chúng ta nên nhìn sâu vào một bộ máy và chức năng của nó trong nền kinh tế thị trường, những xung đột lợi ích có thể xuất hiện bên trong bộ máy, giữa các công chức và hệ thống thưởng-phạt với họ. Những vấn đề này, chúng ta đều cải cách quá chậm”, TS. Võ Trí Thành chia sẻ quan điểm.
-
"Chúng tôi cũng đề nghị bảo vệ các DN làm ăn chân chính như bảo vệ tài sản quốc gia. Đẩy mạnh hơn nữa cải cách tư pháp, giải quyết các vụ tranh chấp kinh doanh nhanh, gọn, minh bạch, hiệu quả”, ông Vũ Tiến Lộc đề xuất.
-
Các doanh nghiệp lớn gửi kiến nghị lên Chính phủ và những Bộ, ngành liên quan trực tiếp đến những lĩnh vực đang hoạt động.
-
Theo ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, phụ trách VinFast, ngày 14.6 tới, Vingroup sẽ chính thức đưa nhà máy sản xuất ô tô VinFast đi vào hoạt động chính thức - đánh dấu kỷ lục 21 tháng từ lúc khởi công tới khi đi vào hoạt động.