Quần thể di tích kinh thành Huế nằm dọc bên bờ sông Hương. Huế từng là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn giai đoạn 1805-1945.
Công trình đồ sộ này rộng 520 ha. Năm 1993 di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Khu kỳ đài (cột cờ) nằm chính giữa mặt phía Nam của kinh thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh, cũng là nơi treo cờ của triều đình ngày xưa.
Kỳ đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành. Vua Minh Mạng cho tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Kỳ đài là nơi đánh dấu các sự kiện quan trọng và sự thay đổi thể chế chính quyền ở Huế.
Kinh thành được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Điểm tham quan đầu tiên của nơi này là Ngọ Môn, một trong những kiến trúc tiêu biểu thời kỳ đó.
Qua cầu Trung Đạo là điện Thái Hòa. Cung điện này được đánh giá rất nguy nga.
Khu vực cung Diên Thọ nằm ở phía Tây của kinh thành Huế.
Khu vực Tạ Trường Dư trong cung Diên Thọ, nơi khi xưa Hoàng thái hậu ra vãn cảnh.
Bên trong các cung điện trưng bày đồ dùng gồm bàn ghế, tủ chén khi xưa vua chúa, quan lại sử dụng.
Khu vực Tả Vu, Hữu Vu và điện Thái Hòa nhìn từ trên cao. Đi sâu vào trong nữa là điện Cần Chánh, điện Võ Hiển, điện Quang Minh... Mỗi điện lại có mục đích sử dụng khác nhau, có nơi để tiếp khách, có nơi chỉ để ở.
Một số công trình, kiến trúc được giữ nguyên, có thể cảm nhận rõ qua những bức tường loang lổ đậm dấu vết thời gian.
Hai bên của kinh thành là cổng thành, được thiết kế giống nhau với chỉ một lối ra vào, phía trên là nơi canh gác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.