Kỳ công nghề dệt lụa tơ sen có giá bán đắt như vàng

Phạm Thị Toán Thứ sáu, ngày 12/05/2023 18:55 PM (GMT+7)
Tôi biết chị khi chị là cán bộ Đoàn ở một trường phổ thông huyện biên giới Hồng Ngự. Chị tên Huỳnh Ngọc Như mà bất kỳ ai quan tâm đến sản phẩm khởi nghiệp lụa sen Đồng Tháp ở mảnh đất sen hồng này đều biết.
Bình luận 0
Kỳ công nghề dệt lụa tơ sen có giá bán đắt như vàng - Ảnh 1.

 Khởi nghiệp từ tơ sen Đồng Tháp! 

Sen ở Đồng Tháp mùa nào cũng có. Ngoài những đồng sen hoang dã, còn có những cánh đồng sen bạt ngàn được chăm sóc bởi bàn tay của những người nông dân tảo tần. Giá trị của mấy trăm héc ta sen ở Đồng Tháp được khai thác một cách đa dạng và phong phú, từ những sản phẩm truyền thống đến những sản phẩm được chế biến sâu từ "tất tần tật" cả cây sen như: nón sen, rượu sen, trên hai trăm món ăn từ sen, rồi nhang sen….

Kỳ công nghề dệt lụa tơ sen có giá bán đắt như vàng - Ảnh 1.

Huỳnh Như phát triển dòng sản phẩm từ lụa tơ sen vừa có thể lưu giữ nghề dệt truyền thống vừa nâng cao giá trị cho loài hoa mà cô yêu mến. Ảnh: Phạm Toán

Sen - loài hoa không khoe sắc quá kiêu kỳ, không tỏa hương quá ngào ngạt, mọi thứ trọn vẹn gói gọn trong hai từ "thuần khiết", cũng giống như cốt cách của người Đồng Tháp quê hương chị.

Chị Như yêu sen, ước mơ được chung sức chung lòng cùng quê hương nâng tầm giá trị cây sen. Chị yêu giá trị và cái tinh hoa nghề dệt truyền thống của dân tộc. Chính tình yêu đó đã trở thành động lực để chị nghĩ về một tấm vải dệt được sử dụng chất liệu từ chính những sợi sen Đồng Tháp nho nhỏ, óng ánh đến kì lạ và nỗ lực để biến suy nghĩ ấy trở thành hiện thực.

Lụa sen Đồng Tháp không chỉ dừng lại là một ý tưởng mà nó còn là một ý thức, sự nhân văn và lời kêu gọi bảo tồn thiên nhiên mà chị muốn gửi gắm vào. Không chỉ là sản xuất – kinh doanh, doanh thu – lợi nhuận mà với chị Như những sản phẩm từ sen còn là ý thức phải chung sống hài hòa, trân quý tài nguyên, ngày càng làm nó trở nên giàu có phong phú giá trị cuộc sống, tạo sinh kế cho cộng đồng. 

Sản phẩm tạo ra từ dự án lụa sen Đồng Tháp, sử dụng nguồn nguyên liệu chính là sợi tơ sen, được khai thác từ thân cây sen tại vùng nguyên liệu sen ở Đồng Tháp, trên cơ sở khai thác đặc tính và ưu thế đặc biệt, riêng có của loại sợi này.

"Các sản phẩm thuộc về "Lụa Sen Đồng Tháp" được sản xuất hoàn toàn thủ công, ưu tiên khai thác giá trị mộc và chất của nguyên liệu. Đây sẽ là những "sản phẩm giới hạn" mang đậm tính cá nhân hóa. Việc đổi mới ở đây là kết hợp những công cụ, ứng dụng và tiện ích hiện đại để tạo ra cho khách hàng trải nghiệm mới, mọi thứ không chỉ dừng lại ở việc mua hàng và bán hàng", chị Như tâm sự.

Ý tưởng và công việc chị đang làm là các sản phẩm thuộc hệ sinh thái tơ lụa từ sen bao gồm: các sản phẩm thời trang (chủ yếu là khăn choàng), sản phẩm tranh, quà lưu niệm, ngoài ra phần cọng sen thải ra sau quá trình lấy tơ sẽ được chiết tách lấy tinh chất làm sản phẩm giặt chuyên dụng cho tơ lụa sen và các sản phẩm vải sợi hữu cơ nhuộm tự nhiên (tơ tằm, vải lanh, sợi bông...). 

 Những sợi tơ sen – những sợi "tơ trời" 

"Trong 2 năm đầu tiên, dự án chủ yếu kinh doanh và đặt doanh thu kỳ vọng vào nhóm sản phẩm khăn choàng. Các dòng khăn choàng định vị ở phân khúc cao cấp với 4 mức giá từ 6- 20 triệu đồng. Tuy giá khăn khá cao nhưng ở phân cấp với người tiêu dùng thu nhập khá thì họ vẫn chấp nhận hàng bởi sự "độc, lạ" - chị Như nói. 

Khi kinh tế phát triển, đời sống nâng cao, người ta quan tâm đến "ăn ngon, mặc đẹp" dĩ nhiên sẽ dành nhiều sự quan tâm cho thời trang để trau chuốt vẻ bề ngoài, khẳng định vị thế của mình với xã hội. Tuy nhiên khi nhu cầu tăng, mức sống tăng thì yêu cầu dành cho sản phẩm thời trang cũng trở nên khắt khe hơn. Khách hàng sẽ chú ý nhiều hơn đến chất lượng, uy tín của thương hiệu, sự độc đáo của sản phẩm, dịch vụ khách hàng, những trải nghiệm mua sắm...

Kỳ công nghề dệt lụa tơ sen có giá bán đắt như vàng - Ảnh 2.

Những sợi tơ sen được dệt thủ công, tỉ mỉ.

Từ những thực tế đó, sản phẩm lụa sen Đồng Tháp đã và đang khai thác tốt được thị trường ở mảng quà tặng đặc sản, ở phân khúc khách hàng cao cấp. Bởi đây là một sản phẩm có sự đặc sắc, đa dạng từ chất liệu, kết hợp với tinh hoa của nghề dệt thủ công truyền thống, cũng như cách xâm nhập vào thị trường thời trang với những hình mẫu hướng đến cộng đồng và các nguyên mẫu: nhấn mạnh quá trình sản xuất, tính thủ công, tính nghệ nhân. 

Mỗi sản phẩm, mỗi bộ sưu tập mang lại niềm vui, giá trị về mặt vật chất và tinh thần. Và địa điểm dệt ra những tấm lụa sen kì diệu này cũng là nơi du khách có thể dừng chân trong các tour du lịch trong ngoài tỉnh với nhiều hình thức trải nghiệm từ công đoạn hái sen, lấy những đoạn tơ sen tới dệt khăn sen….

Những sợi tơ sen Đồng Tháp được ví như "những sợi tơ trời" của cô gái xinh đẹp, cần mẫn. Cô gái 9X Huỳnh Ngọc Như không chỉ dừng lại ở việc tạo ra doanh thu cho người nông dân mà còn có ý nghĩa góp phần khai thác hiệu quả kinh tế của cây sen, nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng sen từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp.

Chuỗi sản xuất vận hành tạo sinh kế cho những lao động nữ thu nhập thấp ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, việc tạo ra những tấm lụa tơ sen cũng góp phần tôn vinh giá trị của làng nghề truyền thống tồn tại trăm năm ở huyện Hồng Ngự.

Kỳ công nghề dệt lụa tơ sen có giá bán đắt như vàng - Ảnh 4.

Mời bạn tham gia Giải báo chí toàn quốc viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam"

- Tác phẩm dự thi phải viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam", ưu tiên cho chủ đề về "Nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn với chuyển đổi số", là những tác phẩm phản ánh đúng sự thực khách quan. Ban Tổ chức Giải báo chí không nhận các tác phẩm hư cấu, tác phẩm văn học.

- Thể loại của các phẩm dự thi là ký sự, phóng sự, bút ký, bài phản ánh, bài phản biện viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

- Bài gửi dự thi trên báo in (đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay): Bài viết có dung lượng 1.000-1.500 chữ + 2-3 ảnh, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Bài dự thi trên báo điện tử (đăng trên Báo điện tử Dân Việt- Danviet.vn): Bài viết có dung lượng tối đa không quá 2.500 từ + 3-4 ảnh + clip, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Đối với các tác phẩm từ các cơ quan báo chí khác, bài dự thi là một tác phẩm hoặc một chùm bài được đăng tải trên báo, tạp chí in hoặc báo, tạp chí điện tử.

- Mỗi cơ quan báo chí được gửi tối đa 05 tác phẩm về Ban Tổ chức Giải báo chí viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam" để chấm giải (với báo, tạp chí in, phải gửi tác phẩm, kèm số báo đăng tác phẩm, có xác nhận của cơ quan; bài đăng trên báo, tạp chí điện tử phải in tác phẩm ra và gửi kèm đường link, có xác nhận của cơ quan).

- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 12/2023. (Trong đó, thời gian nhận bài bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc ngày 15/11/2023 để Ban Tổ chức tổng hợp, chấm Giải).

Địa chỉ nhận tác phẩm:

Các tác phẩm gửi về để đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt gửi về hòm thư điện tử nhận bài dự thi: buihongliendv@gmail.com

Điện thoại: 0902026692 (Nhà báo Bùi Hồng Liên- Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt , thư ký Giải).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem