Kỳ truyện về triều đại đàn ông phải 'thuê vợ' để sinh con nối dõi tông đường

Thứ hai, ngày 05/07/2021 09:01 AM (GMT+7)
Một triều đại mà người vợ không dám phản kháng, chỉ có thể sinh con cho chồng xong thì tiếp tục bị cho thuê và sinh con cho những người đàn ông khác.
Bình luận 0

Trong xã hội Trung Quốc phong kiến cổ xưa, chế độ đa thê, một người chồng có ba vợ, bốn vợ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, do sự phân hóa giàu nghèo gay gắt và nguồn lực xã hội phân bổ không đồng đều nên xảy ra tình trạng người thì ba thê bảy thiếp, người thì nghèo rớt không thể lấy nổi vợ. Vào thời nhà Thanh, cuộc sống của người dân càng khó khăn hơn, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, để giải quyết vấn đề người nghèo không thể lấy được vợ, họ đã nghĩ ra một phương án, đó là thuê vợ người khác để sinh con cho mình.

Kỳ truyện về triều đại đàn ông phải 'thuê vợ' để sinh con nối dõi tông đường - Ảnh 1.

Bởi vì có quá nhiều người nghèo không có khả năng lấy vợ, nên họ chỉ có thể sử dụng phương pháp thuê vợ người khác để sinh con cho mình.

Tự cổ chí kim, việc nối dõi tông đường, nối dài hương hỏa đã được người xưa rất coi trọng. Bởi vậy nên mới có câu nói "bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" (tội bất hiếu không to bằng việc không có hậu bối nối dõi). Cho dù cuộc sống có vất vả tới đâu, gia cảnh có nghèo khó tới đâu, thì gia đình nào cũng phải có con cháu truyền đời. Tuy nhiên, ở thời đại đó, rất nhiều người nghèo đã không có đủ tiền để tổ chức lễ cưới tốn kém, bởi vậy mà họ đã tự nghĩ ra cái chế độ "điển thê" này. Theo ghi chép trong sử sách, trên thực tế việc làm trái luân thường đạo lý bắt đầu có từ thời nhà Hán, cũng đã nhiều lần bị cấm trong các triều đại trước đây, nhưng khi tới thời nhà Thanh lại đặc biệt phổ biến. Bởi vì có quá nhiều người nghèo không có khả năng lấy vợ, nên họ chỉ có thể sử dụng phương pháp này để có người nối dõi tông đường.

Kỳ truyện về triều đại đàn ông phải 'thuê vợ' để sinh con nối dõi tông đường - Ảnh 2.

Chế độ "điển thê" đối với người phụ nữ mà nói, đã mang lại cho họ nỗi đau nhân đôi. Nhưng họ không dám phản kháng, chỉ có thể sinh con cho chồng xong thì tiếp tục bị cho thuê và sinh con cho những người đàn ông khác.

Nhiều người đàn ông vì muốn kiếm tiền nên cũng đồng ý cho mượn vợ của mình. Có thể nói cả người mua và người bán đều có lợi từ việc kinh doanh này, chỉ có người phụ nữ ở giữa mới là người chịu sự đau khổ nhất.Trong xã hội nam quyền gia trưởng thời bấy giờ, địa vị của phụ nữ vốn đã thấp, giá trị lớn nhất của họ chỉ là có thể sinh con đẻ cái, cho nên việc họ thường bị đem bán làm hàng hóa là việc rất bình thường. Trong khi đó, chế độ "điển thê" đối với người phụ nữ mà nói, đã mang lại cho họ nỗi đau nhân đôi. Nhưng họ không dám phản kháng, chỉ có thể sinh con cho chồng xong thì tiếp tục bị cho thuê và sinh con cho những người đàn ông khác.

Kỳ truyện về triều đại đàn ông phải 'thuê vợ' để sinh con nối dõi tông đường - Ảnh 3.

Mặc dù chế độ điển thê này về lý thuyết là phi đạo đức, nhưng nó vẫn rất chính thức vào thời điểm đó.

Trên thực tế, mặc dù chế độ điển thê này về lý thuyết là phi đạo đức, nhưng nó vẫn rất chính thức vào thời điểm đó. Có người mai mối giới thiệu và hai bên sẽ ký một thỏa thuận với thời gian thuê được ghi trên đó, thường là trong vòng năm năm. Giá cả sẽ dựa trên tuổi tác và ngoại hình của người phụ nữ, và tình trạng sinh nở của họ. Ở khu vực phía nam của triều đại nhà Thanh, chế độ "điển thê" rất phổ biến thịnh hành. Những người phụ nữ được cho thuê, trong khoảng thời gian này sẽ không đươc về thăm nhà, cũng không được thăm người nhà và con cái của mình, điều này thực sự rất đau lòng.

Kỳ truyện về triều đại đàn ông phải 'thuê vợ' để sinh con nối dõi tông đường - Ảnh 4.

Nhìn từ góc độ thực tế, chấp niệm của người xưa về việc sinh con là rất nực cười. Họ tin rằng "dưỡng nhi phòng lão", việc sinh con là để bảo cung phụng mình khi tuổi già, để chắc chắn có người nối dõi tông đường. Đây thực sự là một suy nghĩ vô trách nhiệm, và bất công với đứa trẻ được sinh ra.

Theo ghi chép, mặc dù chế độ điển thê này là trái luân thường đạo lý, nhưng nó rất phổ biến vào thời nhà Thanh và chính quyền không có cách nào ngăn chặn nó. Điều này cũng cho thấy điều kiện sống của người dân thời đó rất thấp. Mãi cho đến thời Trung Hoa Dân Quốc, tập tục xấu này mới được cấm triệt để. Nhìn từ góc độ thực tế, chấp niệm của người xưa về việc sinh con là rất nực cười. Họ tin rằng "dưỡng nhi phòng lão", việc sinh con là để bảo cung phụng mình khi tuổi già, để chắc chắn có người nối dõi tông đường. Đây thực sự là một suy nghĩ vô trách nhiệm, và bất công với đứa trẻ được sinh ra.


San San (Sohu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem