Kỳ tích 'báu vật quốc gia' hay 'vô danh thần tăng' ngoài đời thực
Truyền kỳ về 'báu vật quốc gia' quý hiếm, bí ẩn ngoài đời thực như 'Vô danh thần tăng' trong 'Thiên long bát bộ'
Thứ bảy, ngày 26/06/2021 07:05 AM (GMT+7)
"Viện sĩ giày vải" này là "báu vật quốc gia" quý hiếm ở Trung Quốc, một Bắc Đẩu thái sơn của công nghệ viễn thám, đồng thời cũng là người phát minh ra quang hình học.
Nếu ai đã từng đọc tiểu thuyết "Thiên long bát bộ" của Kim Dung, thì hẳn sẽ nhớ tới một nhân vật bí ẩn, dù chỉ xuất hiện trong chốc lát, nhưng võ công của ông lại cao cường khiến mọi người kinh ngạc. Đây là một nhân vật không hề có tên hay ngoại hiệu, Vô danh thần tăng hay Tảo Địa tăng (quét chùa) là cách gọi của nhiều fan kiếm hiệp về nhân vật đặc biệt trên. Dù xuất hiện ngắn ngủi một vài đoạn trong Thiên long bát bộ, nhưng ấn tượng mà đệ nhất cao thủ này để lại mãnh liệt tới mức không mấy người mê truyện không nhớ tới. Ngay tới cả một cao thủ như Kiều Phong đứng trước vị tăng sư này cũng chỉ được coi như "tiểu đệ". Mặc dù võ công cao cường, nhưng Tảo địa tăng này lại không không hề theo đuổi danh vọng hay tiền tài trong thiên hạ, sự khiêm tốn lẫn tâm tĩnh như nước trước cám dỗ cuộc đời này quả thật vô cùng đáng quý trong giang hồ.
Nếu tìm ở ngoài đời thực một vị tăng sư khiêm tốn giống như vậy, có lẽ dân Trung Quốc phải gọi tên viện sĩLý Tiểu Văn – một phiên bản đời thực của Tảo địa tăng trong Thiên long bát bộ. Quanh năm đi một đôi giày vải, mỗi ngày một chén rượu trắng Bắc Kinh, dáng người gày gò nhỏ bé chìm trong đám đông, nhưng có ai ngờ rằng người đàn ông này lại là một "báu vật quốc gia" quý hiếm ở Trung Quốc, là một Bắc Đẩu thái sơn của công nghệ viễn thám, đồng thời cũng là người phát minh ra quang hình học.
"Viện sĩ giày vải" Lý Tiểu Văn là trưởng khoa công nghệ viễn thám, sinh năm 1947, quê ở Tự Cống, Tứ Xuyên. Năm 1968, ông khi đó 21 tuổi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Viễn thông Thành Đô, và ngay sau đó được nhà nước cho sang Hoa Kỳ du học. Du học công ở nước ngoài rất hiếm vào thời điểm đó, điều đó cho thấy Lý Tiểu Văn là một người rất giỏi. Câu nói từng rất nổi tiếng của ông là: 'Thành tích thi thố đủ dùng là được, cao hơn thì sẽ lỗ. 60 điểm vạn tuế, thêm một điểm lãng phí!'
Câu nói "lộng ngôn" này có thể là một lời ngụy biện trong con mắt của giáo viên và phụ huynh ngày nay, nhưng nó lại giống như một lời "tiên tri" của bậc kỳ tài. Năm 1986, khi Lý Tiểu Văn trở về, ông thề sẽ dùng tất cả những gì đã học đem báo đáp lại Tổ quốc, vì vậy, ông từ bỏ những điều kiện ưu việt của Hoa Kỳ và trở về Trung Quốc, nơi đang mong chờ một sự phát triển thịnh vượng. Ông chuyên tâm nghiên cứu lĩnh vực viễn thám của nước nhà và đã có những thành tựu to lớn trong sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Viện sĩ giày vải Lý Tiểu Văn đã có những bước đột phá lớn trong nghiên cứu "viễn thám quang học bề mặt" và "viễn thám hồng ngoại nhiệt", cũng tạo ra mô hình "quang hình học", chủ trì các dự án trọng điểm của Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia của Trung Quốc, dự án leo núi của Trung Quốc, dự án nghiên cứu viễn thám lớn "973" của Trung Quốc và các lĩnh vực nghiên cứu khác cũng đã giành được giải nhất trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học năm 1994 và 2000. Tuy nhiên, chưa bao giờ Lý Tiểu Văn tỏ ra kiêu ngạo vì điều này. Sự khiêm tốn của ông khiến người ta phải kể đi kể lại câu chuyện: "Ông ấy ngày nào cũng đi một đôi giày vải giá vài tệ để lên giảng đường dạy học sinh!"
Đồ uống thiết yếu mỗi ngày của viện sĩ giày vải Lý Tiểu Văn là rượu trắng Nhị oa đầu nổi tiếng truyền đời của Bắc Kinh. Một nhu cầu không thể đơn giản hơn! Với địa vị cao và thành tích cao như vậy, nếu ở lại Mỹ, Lý Tiểu Văn hoàn toàn có thể được ở biệt thự rộng rãi, xe sang trước cửa. Nhưng ông lại chọn trở về quê hương với lòng yêu nước cao cả, và đã có những đóng góp cho đất mẹ bằng những cống hiến của chính mình. Công nghệ nghiên cứu khoa học viễn thám của ông là công nghệ tiên tiến trong thế giới.
Là một nhân vật phong vân nổi tiếng trong giới khoa học công nghệ, Lý Tiểu Văn luôn xuất hiện với hình ảnh một người đàn ông nhỏ bé, chân đi đôi giày vải giản dị, chai rượu Nhị oa đầu không rời tay. Người đàn ông này như một bông hoa vàng nghìn năm hiếm có của đất nước tỉ dân này. Thật đáng tiếc, vị viện sĩ giày vải đã qua đời vào ngày 10 tháng 1 năm 2015 ở tuổi 68. Để tưởng nhớ những thành tích của ông giành cho nước nhà, rất nhiều học sinh sinh viên và người hâm mộ đã dành tặng cho ông cái tên không bao lu mờ: "Vô danh thần tăng phiên bản đời thực" và "viện sĩ giày vải"!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.